Thủ tướng Chính phủ chỉ ra 7 giải pháp để tăng tốc phát triển du lịch
- Cập nhật: Thứ sáu, 19/5/2023 | 2:07:17 PM
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18.5.2023 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
![]() |
Các điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam đang thiếu vắng du khách quốc tế NGUYỄN TÚ
|
Du lịch Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, theo Nghị quyết 82: Hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư, phát triển du lịch chưa có những đột phá; chiến lược thị trường, chính sách xúc tiến du lịch chưa được kịp thời điều chỉnh trước những biến động của du lịch thế giới và khu vực. Ngoài ra, sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, chưa phát huy được các giá trị tài nguyên văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, thiếu sản phẩm du lịch mang thương hiệu của quốc gia, bản sắc của từng vùng, từng địa phương. Chính sách thị thực dành cho khách du lịch còn có điểm chưa phù hợp, về thời hạn tạm trú còn ngắn...
Theo đó, Nghị quyết 82/NQ-CP đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp để ngành du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm, với phương châm "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện", thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền tổ chức thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững. Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia. Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch.Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Chính phủ cũng xem xét ban hành Nghị quyết về mở rộng diện áp dụng miễn thị thực đơn phương. Trong đó, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành thúc đẩy đàm phán Hiệp định miễn thị thực với các nước, đặc biệt là các đối tác có trình độ phát triển tương đồng hoặc cao hơn Việt Nam.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, bổ sung nhóm khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" để áp dụng giá bán lẻ điện ngang bằng giá bán lẻ điện cho khách hàng sản xuất.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi...
Các tin khác

Thị trường bất động sản Bắc Giang từ đầu năm đến nay ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Sản phẩm thuộc khu vực có tiềm năng như ven khu công nghiệp, nhà ở cao tầng, đất nền… có tính thanh khoản cao, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đoạt hai giải Nhất, hạng mục phóng sự ảnh và bài viết, của Giải thưởng của Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA) năm 2024.

Sáng 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch (VHDL) tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”.

Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND thành phố Hà Nội, quận Tây Hồ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ). Lần đầu tiên, 2.025 drone sẽ trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây.