40 năm 'đi, yêu và viết' của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2023 | 5:23:57 PM

Hồi ký "40 năm đi, yêu và viết" đánh dấu hành trình dài cầm bút của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, hướng đến những người yêu thích nghề báo, mê phóng sự...

Hồi ký
Hồi ký "40 năm đi, yêu và viết" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sẽ chính thức ra mắt vào ngày 17/6

Với độ dày 600 trang, hồi ký "40 năm đi, yêu và viết" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sẽ chính thức ra mắt vào ngày 17/6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Đây cũng là hoạt động kỷ niệm hành trình 40 năm cầm bút của nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí Huỳnh Dũng Nhân.

"40 năm đi, yêu và viết" gồm 4 phần: Con đường vào nghề (Thời niên thiếu, thời học hành, thời sơ tán, thời tập viết văn thơ, thời làm báo tuổi trẻ, báo Lao động, TBT tạp chí Nghề báo), Những bài phóng sự được bạn đọc yêu thích, Những bài viết lý luận báo chí, Bài đồng nghiệp viết về Huỳnh Dũng Nhân (bao gồm các bài của các nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí nổi tiếng)... với sự lồng ghép, đan xen, phân tích các yếu tố tác nghiệp khi làm báo nói chung và viết phóng sự nói riêng.

Cuốn sách hướng đến những người yêu thích nghề báo, mê phóng sự, các nhà báo trẻ, sinh viên báo chí... Đây là loại sách hồi ký nghiệp vụ, không thiên về lý thuyết mà mang yếu tố thực tiễn, những bài học nghiệp vụ và kinh nghiệm của nhà báo.

"Từ khi bắt đầu bước vào nghề cầm bút, tôi đã tự tặng cho mình câu slogan 'đi, yêu, và viết'. Khi nghỉ hưu từ năm 2015, tôi bắt đầu cho phép mình đo đạc, kiểm định, viết lại những gì đáng nhớ nhất trên quãng đường làm báo gần nửa thế kỷ qua”, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

40 nam di yeu va viet cua nha bao huynh dung nhan hinh 2

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân từng là phó ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM

Theo đó, "40 năm đi, yêu và viết" được tác giả thực hiện từ đầu năm 2021 và rơi vào trạng thái dang dở khi nhà báo Huỳnh Dũng Nhân gặp tai biến phải nằm trên giường bệnh. Phần sau của cuốn sách được thực hiện vào cuối năm 2022, khi tác giả vẫn còn bị liệt nửa người và chủ yếu phải viết trên điện thoại.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955 tại Thanh Hoá, khi ba mẹ từ Nam tập kết ra Bắc. Ông lớn lên tại Hà Nội rồi vào TPHCM sinh sống và làm việc từ năm 1975 tới nay. Ông là tác giả của 30 đầu sách nổi bật ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, thơ, hồi ký, truyện thiếu nhi và giáo trình, như Tôi đi bán tôi - Nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM, Ăn Tết trong rừng chó sói - Nhà xuất bản Lao Động, Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng (in chung với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng) - Nhà xuất bản Tổng hợp…

Ngoài là nhà báo nổi tiếng chuyên về thể loại phóng sự, Huỳnh Dũng Nhân còn được biết đến là một nhà văn, giảng viên của nhiều thế hệ sinh viên báo chí. Ông từng là phó ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, tổng biên tập Tạp chí Nghề báo...

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Tác giả Trần Việt Hoàng đang là học viên Trường Sĩ quan Chính trị.

Tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị là một cây bút trẻ đầy tiềm năng của lực lượng quân đội. Mới đây, anh vừa cho ra mắt tập thơ "Ngày chưa sương vội" với những dấu ấn về mỹ cảm, tư duy của một thế hệ mới, vừa kế thừa truyền thống vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Nhà báo Lý Văn Sáu (thứ 4 từ trái qua) chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Báo Khánh Hòa trong một lần đến thăm tòa soạn. (Ảnh tư liệu)

Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng nói Nam bộ và Đài Tiếng nói Việt Nam… mà đến nay ông còn truyền đạt lại cách làm báo mang nhiều giá trị thực tiễn, phong phú.

Nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung chia sẻ cảm xúc về 3 cuốn sách.

Ngày 22/9, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chương trình ra mắt ba cuốn sách "Chuyện của chúng mình", “Tình thơ đối đáp và những lời bình", "Gia đình ta thân yêu" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Các bạn trẻ thích thú với những ấn phẩm báo xưa. Ảnh: Lê Tâm

Khởi đầu với 9 tấn báo giấy từ thời ông cha để lại, đến nay kho sưu tầm của ông Nguyễn Phi Dũng đã lên đến 25 tấn báo in, tương đương 500 nghìn tờ báo. Không chỉ tiếp bước con đường thế hệ trước để lại, ông còn luôn mong muốn thế hệ trẻ sau này hiểu hơn về giá trị của báo chí trong dòng chảy lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự