Báo chí là trách nhiệm, văn chương là đam mê

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/7/2024 | 2:02:21 PM

Chiêm nghiệm về sự nghiệp gần nửa thế kỷ làm báo, viết văn, nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái chia sẻ, báo chí là trách nhiệm, là sự tỉnh táo, còn văn chương là sở thích, là đam mê. Những bài thơ, trang văn của ông được truyền cảm hứng từ cuộc đời và sự nghiệp báo chí của chính mình.

Nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái.
Nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái.

 

Sinh ra ở tỉnh Hà Nam thuộc trấn Sơn Nam hạ-xứ Nam văn hiến, từ khi còn nhỏ, Trần Gia Thái đã sớm bộc lộ tình yêu đối với văn chương. Thuở còn là học sinh, ông đã có thơ đăng trên báo văn nghệ địa phương. Ông chia sẻ, thời điểm đó, các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế, những đứa trẻ ở quê như ông ít được tiếp cận với các loại sách, báo, văn học. May mắn, thầy giáo của ông là một người có tâm, say mê văn chương, thấy ông hiếu học nên động viên, hỗ trợ rất nhiều.

Năm 1976, vượt qua kỳ thi năng khiếu, Trần Gia Thái đỗ thủ khoa chuyên ngành tuyên truyền, Trường Điện ảnh Việt Nam (tiền thân của chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, Khoa Nghệ thuật điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội). Vừa học, ông vừa cộng tác cho chuyên mục Văn nghệ của Đài Phát thanh Hà Nội, nay là Đài Phát thanh-Truyền hình (PT-TH) Hà Nội. Nhờ công việc này, ông có thể tự trang trải chi phí học tập, sinh hoạt ở Thủ đô. Ra trường, Trần Gia Thái được mời về công tác tại Đài. Ông cùng với 3 cộng sự tạo nên sản phẩm báo hình đầu tiên của Đài năm 1979.

Tận hiến cho sự nghiệp báo chí, nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái chia sẻ, đã có thời điểm, khi đứng giữa sự lựa chọn về cơm, áo, gạo, tiền, vì bám nghề, ông đã phải vác máy ảnh đi chụp thuê ở khắp mọi nẻo đường Hà Nội. Nhìn lại quãng đường nửa thế kỷ gắn bó với nghề báo, ông bộc bạch: "Những khó khăn thuở hàn vi lại đem đến cho tôi nhiều năng lượng tích cực. Nhờ nó, tôi trưởng thành và vững vàng hơn cả về chuyên môn lẫn lý tưởng”.

Thử thách đã tôi rèn bản lĩnh và trao cho ông những phần thưởng xứng đáng. Nhiều tác phẩm báo chí của ông nhận được đánh giá cao, trong số đó có thể kể đến bộ phim tài liệu "Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” đã gây xôn xao dư luận trong nước và nước ngoài. Với văn chương, tập thơ "Ký ức khát” nhận giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2014.

Khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài PT-TH Hà Nội, áp lực của người làm quản lý hao tổn nhiều tâm sức, nhưng trong ông vẫn âm ỉ giữ lửa đam mê với văn chương. Theo ông, đối xử với văn chương không thể tùy hứng, hời hợt, mà phải coi nó là tri kỷ, phải luôn mài sắc ngọn bút. Khoảnh khắc trải lòng trên những trang viết, ông được soi vào mình.

Ông say mê viết và viết bất kỳ lúc nào mỗi khi có thời gian. Những trải nghiệm cuộc sống, chuyện đời, chuyện nghề mang lại cho ông khá dồi dào nguồn cảm hứng khi sáng tác văn chương. Đi đôi với trải nghiệm là đọc, đọc để học, để dung nạp kiến thức. Những tác phẩm mới của bạn bè đồng nghiệp luôn là nguồn động lực tiếp bồi sinh khí cho mỗi sáng tác của ông.

Nói đến quan niệm văn chương, nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái cho rằng, cái hay của văn chương là được sinh ra từ đời thực, sáng tạo từ chính trải nghiệm của tác giả. Suy cho cùng, văn chương sinh ra để phục vụ cuộc sống. Nếu không có độc giả, không đem lại những giá trị nhân văn, đạo đức thì cái văn ấy có nghĩa gì? "Hãy cứ sống đi rồi mới viết”, ông tâm đắc với lời khuyên của tiền nhân.

Nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái đã xuất bản nhiều tập thơ và kịch bản văn học, như: "Một ánh sao khuê”, "Chuyện kể về người thầy thuốc”, "Hắn là tôi”... Gần đây, ông mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay-"Sóng độc” sau hơn 10 năm nung nấu ý tưởng. Đây là tác phẩm văn học nghệ thuật được chưng cất từ những trang đời bươn chải của chính ông.

Sau khi nghỉ quản lý ở Đài PT-TH Hà Nội, nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái có thêm nhiều thời gian và tâm huyết để viết tiếp đam mê với văn chương. Từ năm 2021 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội-mái nhà chung của những cây bút văn chương Thủ đô.

Và dù ở đâu, ông vẫn luôn hết mình với công việc, nỗ lực làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình. Nhấn mạnh về sự nghiệp báo chí và đam mê văn chương của mình, ông cho biết: "Với tôi, báo chí là nghề, là trách nhiệm, đòi hỏi một trí não tỉnh táo và một trái tim đạo đức, còn văn chương là đam mê cháy lên từ trải nghiệm và rung động. Từ chính cuộc đời, sự nghiệp của mình, tôi đã tìm thấy cảm hứng cho các tác phẩm văn chương”.

 

 Theo Web HNBVN

Các tin khác
Tác giả Trần Việt Hoàng đang là học viên Trường Sĩ quan Chính trị.

Tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị là một cây bút trẻ đầy tiềm năng của lực lượng quân đội. Mới đây, anh vừa cho ra mắt tập thơ "Ngày chưa sương vội" với những dấu ấn về mỹ cảm, tư duy của một thế hệ mới, vừa kế thừa truyền thống vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Nhà báo Lý Văn Sáu (thứ 4 từ trái qua) chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Báo Khánh Hòa trong một lần đến thăm tòa soạn. (Ảnh tư liệu)

Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng nói Nam bộ và Đài Tiếng nói Việt Nam… mà đến nay ông còn truyền đạt lại cách làm báo mang nhiều giá trị thực tiễn, phong phú.

Nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung chia sẻ cảm xúc về 3 cuốn sách.

Ngày 22/9, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chương trình ra mắt ba cuốn sách "Chuyện của chúng mình", “Tình thơ đối đáp và những lời bình", "Gia đình ta thân yêu" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Các bạn trẻ thích thú với những ấn phẩm báo xưa. Ảnh: Lê Tâm

Khởi đầu với 9 tấn báo giấy từ thời ông cha để lại, đến nay kho sưu tầm của ông Nguyễn Phi Dũng đã lên đến 25 tấn báo in, tương đương 500 nghìn tờ báo. Không chỉ tiếp bước con đường thế hệ trước để lại, ông còn luôn mong muốn thế hệ trẻ sau này hiểu hơn về giá trị của báo chí trong dòng chảy lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự