Tập huấn nâng cao kiến thức cho chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang (Lớp thứ 2)
- Cập nhật: Thứ hai, 26/8/2019 | 3:30:52 PM
Tiếp tục thực hiện các nội dung nằm trong chu trình OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2019. Với mục đích bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể sản xuất (có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đã đư
Tiếp tục thực hiện các nội dung nằm trong chu trình OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2019. Với mục đích bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể sản xuất (có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đã được tập huấn lần thứ nhất về các kiến thức chung, chu trình, phương án triền khai…) tổ chức vào tháng 6/2019 và các chủ thể có ý tưởng sản phẩm dự kiến tham gia Chương trình những năm tiếp theo.
Từ ngày 19/8-23/8/2019 Tại Trung tâm Thương mại thể thao Lam Sơn, xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang. Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp cùng PGS. TS. Trần Văn Ơn, trường Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ; tổ chức 01 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP
Nội dung tập huấn tập trung vào: triển khai kế hoạch sản xuất kinh doan; quản trị sản xuất và chất lượng sản phẩm; quy trình tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hồ sơ tham dự đánh giá sản phẩm OCOP và Trao đổi học tập kinh nghiệm thực tế ngoại tỉnh.
Toàn cảnh lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP
Trong quá trình họp tập tại lớp các học viên được trực tiếp, trao đổi cập nhật thông tin với giảng viên, được thực hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm mẫu, được phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm quá trình sản xuất… từ đó giúp các học viên có nhận thức rõ nét hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm của chính đơn vị mình khi tham gia chương trình OCOP.
Các học viên học tập kinh nghiệm thực tế về quản trị sản xuất, quản trị chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và xây dựng phương án kinh doanh tại Công ty TNHH Nuôi trồng sản xuất và CB dược liệu Đông Bắc tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Kết thúc học lý thuyết các học viên được đi thực tế, học tập kinh nghiệm thực tế; hoạt động tổ chức quản lý Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ninh; Từ đó giúp các học viên nâng cao hơn nhận thức về quy trình thực hiện, các bước trong chu trình OCOP. Tổ chức triển khai có hiệu quả việc xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng nhằm hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hồ sơ sản phẩm của đơn vị mình khi tham gia đánh giá, chấm điểm và xếp loại trong chương trình OCOP./.
Nguyễn Cao Lâm
Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại
Chi cục Phát triển nông thôn
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.