Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
- Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2019 | 4:50:44 PM
Ngày 21/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1048/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Bộ tiêu chí OCOP là căn cứ để các địa phương triển khai tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ với các nội dung chủ yếu như sau:
- Theo Quyết định Bộ tiêu chí ban hành phân loại các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm có 6 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; may mặc; lưu niệm-nội thất-trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Trong đó:
- Phân các ngành hàng thành: 15 nhóm sản phẩm, dịch vụ và 25 bộ tiêu chí cho từng ngành hàng khác nhau khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm trong Chương trình OCOP.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
- Bộ tiêu chí quy định kết quả đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình theo tổng số điểm của các tiêu chí cộng lại tối đa là 100 điểm và được phân hạng nhu sau:
+ Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình từ 90-100 điểm.
+ Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình từ 70-89 điểm.
+ Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình từ 50-69 điểm.
+ Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình từ 30-49 điểm.
+ Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình dưới 30 điểm.
- Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp:cấp huyện; cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bộ tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành thống nhất về phương thức tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên quy mô cả nước, là cơ sở cho các địa phương vận dụng triển khai thực hiện đánh giá, chấm điểm và xếp loại sản phẩm tham gia chương trình OCOP tại địa phương mình./.
Nguyễn Cao Lâm
Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại
Chi cục Phát triển nông thôn
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.