Tọa đàm “Nhà báo Hồng Chương với Báo chí cách mạng Việt Nam”: “Khắc họa” sâu sắc chân dung một nhà báo cách mạng gương mẫu
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/10/2020 | 11:16:29 AM
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2016) và kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà báo Hồng Chương (1/5/1921 – 1/5/2016), sáng 14/6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhà báo Hồng Chương với báo chí cách mạng Việt Nam”. Buổi tọa đàm thực sự đã là một cách “khắc họa” sâu sắc chân dung về một nhà báo cách mạng gương mẫu Hồng Chương với những hồi ức, kỷ niệm không quên…
Tham dự buổi tọa đàm có các nhà báo: Hà Đăng – nguyên ủy viên BCH TƯ Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TƯ (nay là Ban Tuyên giáo TƯ); Vũ Văn Hiền – nguyên ủy viên BCH TƯ Đảng, nguyên TBT Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư ; Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, NB Vũ Văn Phúc- Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cùng các nhà báo, các nhà khoa học; đại diện thân nhân, gia đình nhà báo Hồng Chương và nhiều phóng viên báo chí.
Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo, phóng viên đến từ nhiều cơ quan thông tấn, báo chí.
Đây là lần thứ tư (trước đấy là Nhà báo Trần Lâm, nhà báo Đào Tùng, nhà báo Hoàng Tùng) HNBVN phối hợp tổ chức tọa đàm, hội thảo về các nhà báo nguyên là lãnh đạo cao cấp của Hội nói riêng và của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Với mong muốn tạo điều kiện để các nhân chứng, các nhà khoa học, các đồng nghiệp gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam, coi đây là một hình thức hoạt động tri ân và học tập các bậc nhà báo tiền bối có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần vào việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo trẻ…
Đặc biệt, buổi tọa đàm cũng chính là một bước đi cần thiết, góp phần thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm tài liệu hiện vật lịch sử về truyền thống báo chí, về các nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, chuẩn bị tư liệu, tài liệu cho việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc. (Ảnh: Sơn Hải)
Nhớ về nhà báo Hồng Chương, trong phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Nhà báo Hồng Chương (1921 – 1989) tên thật là Trần Hồng Chương, bút danh Trần Quốc Tú, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí là bậc tiền bối, người có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, cũng như đối với Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng. Nhà báo Hồng Chương thực sự là một trong những nhà báo tiêu biểu hàng đầu trong lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam. Đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Hồng Chương là một tấm gương điển hình cần tuyên truyền, học tập nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Học tập tư tưởng và phong cách làm báo Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, “Trong suốt 52 năm hoạt động cách mạng, báo chí và văn học, đồng chí công tác liên tục 30 năm tại Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản. Đồng chí đã có nhiều năm tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Từ năm 1987, đồng chí được bầu là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nhà báo Hồng Chương mất ngày 18/3/1989, lúc đương giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Dù chỉ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong một thời gian không dài (1987– 1989), nhà báo Hồng Chương đã có nhiều đóng góp to lớn, hiệu quả trên cương vị người đứng đầu tổ chức Hội, đã cùng các cộng sự của mình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động lý luận, báo chí của Đảng và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Hội”, nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định.
Với những đóng góp tích cực, hiệu quả, nhà báo Hồng Chương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và nhiều Huân chương cao quý khác. Năm 1979, đồng chí đã được Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) tặng thưởng Huân chương Phu-xích.
PGS, TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ tại Tọa đàm.
Là một trong những người được kế cận sự nghiệp lãnh đạo phát triển Tạp chí Cộng sản, PGS, TS Vũ Văn Phúc – Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ: “Trong thời gian công tác tại Tạp chí Cộng sản, đồng chí Hồng Chương đã có hơn 150 bài viết; biên tập và duyệt hơn 4.000 bài. Với tính cẩn trọng, trình độ uyên thâm, mỗi bài viết do đồng chí sửa chữa, góp ý đều được anh em, đồng nghiệp tin tưởng, trân trọng. Có thể nói, suốt 52 năm công tác, phấn đấu dưới lá cờ của Đảng, với hơn 30 năm cống hiến tại Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản, đồng chí Hồng Chương luôn tỏ rõ lòng trung thành với Đảng và nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật cao trong công tác, niềm say mê trong công việc và sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Hoạt động không mệt mỏi của đồng chí đã góp phần tích cực vào sự trưởng thành của sự nghiệp báo chí cách mạng nói chung và Tạp chí Cộng sản nói riêng… Qua những bài viết, những trải nghiệm thực tế, nhà báo Hồng Chương đã để lại nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu cho các thế hệ cán bộ, biên tập viên Tạp chí Cộng sản: Đó là phải luôn gắn bó, bám sát thực tế cuộc sống; coi trọng công tác nghiên cứu, tự học hỏi để trau dồi kiến thức…”
“Bên cạnh việc làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý, công việc chuyên môn nghiệp vụ, đồng chí Hồng Chương còn là một nhân cách lớn để chúng ta học tập. Là một đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo- dù ở cương vị nào, đồng chí Hồng Chương luôn gần gũi, chân tình với anh em, đồng nghiệp, nhưng với công việc thì luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, tính nguyên tắc… Chính tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, nhân cách và lối sống giản dị, chân thành, đồng chí Hồng Chương đã là tấm gương cho cán bộ, biên tập viên học tập, noi theo và trưởng thành”, nhà báo Vũ Văn Phúc nhấn mạnh.
Nhà báo Hà Đăng – nguyên UV BCH TƯ Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TƯ (nay là Ban Tuyên giáo TƯ) ôn lại những kỷ niệm về nhà báo Hồng Chương.
Ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về nhà báo Hồng Chương, nhà báo lão thành Hà Đăng đã phân tích và nêu bật những cơ sở lý luận xuyên suốt trong sự nghiệp hoạt động báo chí cách mạng của nhà báo Hồng Chương, khi ông luôn cho rằng: Báo chí là của Đảng, Nhà nước và nhân dân; báo chí là một công cụ quyền lực của nhân dân; chức năng hàng đầu và cơ bản của báo chí là thông tin.
Buổi tọa đàm còn nhận được nhiều tham luận, ý kiến chia sẻ, tâm sự về kỉ niệm khó quên với nhà báo Hồng Chương của các nhà báo có thời gian cùng sống, làm việc với người thầy, người đồng chí của mình.
Buổi tọa đàm còn nhận được nhiều tham luận, ý kiến chia sẻ, tâm sự về kỉ niệm khó quên với nhà báo Hồng Chương của các nhà báo có thời gian cùng sống, làm việc với người thầy, người đồng chí của mình như: nhà báo Phan Quang – nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Vũ Văn Hiền- nguyên ủy viên BCH TƯ Đảng, nguyên TBT Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư; nhà báo Nguyễn Uyển- nguyên Trưởng ban Công tác Hội – Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Vũ Hoàng Công – nguyên BTV Ban Chính trị – Tạp chí Cộng sản; các nhà báo Phạm Tất Thắng, Vũ Ngọc Lân… Rất nhiều câu chuyện với các chi tiết chân thực, sống động về cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo lão thành Hồng Chương được tái hiện, trở thành bài học, tấm gương quý giá cho các thế hệ cán bộ, phóng viên, BTV… Những điều đó cũng đã góp phần khẳng định nhà báo Hồng Chương không chỉ là một trong những nhà báo tiêu biểu trong lịch sử phát triển, trưởng thành của nền báo chí cách mạng Việt Nam, mà ông còn là một người đồng chí, đồng nghiệp đáng kính, một nhân cách lớn, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp báo chí cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; ươm mầm, dìu dắt, cổ vũ, động viên, tạo điều kiện để các thế hệ nhà báo kế cận trưởng thành và phát triển.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh – con gái của nhà báo Hồng Chương xúc động khi nghe kể lại những kỷ niệm về cha mình.
Không giấu được niềm xúc động trước những tình cảm, tâm huyết và sự trân trọng của các đại biểu tại buổi tọa đàm dành cho cha mình, bà Trần Thị Hồng Hạnh – con gái của nhà báo Hồng Chương đã thay mặt gia đình cảm ơn Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và các nhà báo đồng nghiệp đã góp phần làm nên thành công của buổi tọa đàm đầy ý nghĩa sâu sắc này.
Đồng chí Hồ Quang Lợi đã đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tiếp nhận các kỷ vật, tài liệu quý của Giáo sư, nhà báo Hồng Chương từ đại diện gia đình.
Cũng tại buổi tọa đàm, đồng chí Hồ Quang Lợi đã đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tiếp nhận các kỷ vật, tài liệu quý của giáo sư, nhà báo Hồng Chương từ đại diện gia đình cố nhà báo trao tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam…
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.