“Tìm người tài” và quyết định vận mệnh của đất nước
- Cập nhật: Chủ nhật, 24/1/2021 | 8:45:28 AM
(CLO) Đi thẳng vào vấn đề nhân tài, một vấn đề khó, gai góc và trọng yếu trong tiến trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, với cách trình bày chặt chẽ, rõ ràng mới lạ, loạt 5 bài "Tìm người tài" của tác giả Nguyễn Minh – Phạm Cường đã có tiếng vang lớn và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.
Người tài trước cơ đồ vận hội mới
Vừa qua loạt bài "Tìm người tài" của nhóm tác giả Nguyễn Minh – Phạm Cường (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) được Hội đồng Chung khảo Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Ðảng lựa chọn là một trong 5 tác phẩm báo chí xuất sắc đạt giả A. Loạt bài được đánh giá cao về tính chất bao quát vấn đề, đồng thời nêu bật tính quan trọng về lựa chọn nhân sự trong thời điểm hiện nay.
Đồng chí Trần Quốc Vượng và đồng chí Võ Văn Thưởng trao Giải A cho các tác giả và đại diện cho nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: LT
Cùng với nhiều phóng viên ở các cơ quan báo chí khác, nhà báo Nguyễn Minh – Trưởng ban Xây dựng Đảng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã nung nấu nhiều bài viết, có nhiều ý tưởng về các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là anh luôn suy nghĩ xem trước đại hội thì nên gửi thông điệp như thế nào cho phù hợp, đồng thời có tính thời sự.
Nhà báo Nguyễn Minh chia sẻ: “Tôi lựa chọn đề tài "Tìm người tài" và xác định đã lựa chọn đúng, vấn đề là khai thác đúc kết làm sao thu hút được nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người và có tầm ảnh hưởng lớn. Loạt bài này ý tưởng tôi đã xây dựng từ lâu, viết tập trung trong vòng một tháng, nhưng tôi cũng mong muốn các bài viết này được triển khai đăng tải để góp phần vào việc tuyên truyền cho công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”.
Luôn bám sát các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà báo Nguyễn Minh nghiên cứu kỹ các nội dung trong Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc. Anh mong muốn gửi gắn một ý nguyện, một đề bạt đến các cơ quan quản lý về vấn đề lựa chọn cán bộ, lựa chọn người đứng đầu là bí thư các cấp để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sau khi được đăng tải, loạt 5 bài của anh và đồng nghiệp đã đánh giá khái quát được vấn đề người tài từ lịch sử xa xưa của cha ông, đến ý kiến của danh nhân văn hóa ở mỗi thời kỳ, sau này là các nhà khoa học, nhà quản lý…Nhóm tác giả đã chắt lọc, tổng hợp để xây dựng nên những vấn đề cụ thể, trở thành một tuyến bài, đưa ra được những vấn đề cấp thiết, để rồi đánh giá đúng thực trạng, hạn chế trên cơ sở đó nêu lên các giải pháp để phát huy tận dụng người tài.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải A cho tác giả Nguyễn Văn Minh Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Ảnh: LT
Anh Nguyễn Minh cho biết: “Tuy nhiên để lựa chọn các ý kiến của thế hệ đi trước, chúng tôi đã phải lựa chọn rất nhiều, xâu chuỗi, sắp xếp lại sao cho phù hợp với nội dung từng đoạn, từng bài. Mỗi thời kỳ chúng tôi lại tìm những câu nói của những nhân vật có sức ảnh hưởng trong thời kỳ đó, lựa chọn câu nào đắt nhất của họ. Tôi nhớ nhất câu chuyện về Thánh Gióng, đây là truyền thuyết của cha ông ta, trở thành câu chuyện truyền miệng, nói về việc trọng dụng nhân tài thời xưa nhưng đến nay vẫn sức lan tỏa vẫn ghê gớm từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Loạt 5 bài có thể chưa đi sâu hết được mọi vấn đề về tìm người tài trong suốt hành trình phát triển của dân tộc, nhưng đã thể hiện sức sáng tạo và mang tính lan tỏa cao. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi đất nước ta đã và đang đứng trước những cơ hội lớn, trước những vị thế của một quốc gia đang phát triển trên thế giới. Để vượt qua thử thách, xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, cần phải có người tài mà trực tiếp là việc lựa chọn nhân sự tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, bầu ra những vị lãnh đạo quan trọng. Đúng như Bác hồ nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là khâu "then chốt” của nhiệm vụ "then chốt".
Thổi hồn vào tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng
Trong những năm gần đây Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đổi mới mạnh mẽ về nội dung bài viết và hình thức thể hiện, hướng đến xây dựng cơ quan báo chí tập trung đa phương tiện của Đảng. Có vai trò trong việc đảm bảo dòng thông tin chủ lưu, góp phần định hướng thông tin trên mạng.
Mỗi bài viết, mỗi tác phẩm báo chí đều được các cán bộ, phóng viên của báo đầu tư công phu. Ngay trong loạt bài lần này tác giả Nguyễn Minh – Phạm Cường đã khéo léo phối hợp, sử dụng cách trình bày kiểu Megastory để nêu bật những vấn đề bạn đọc đang quan tâm.
Nhóm tác giả Nguyễn Minh – Phạm Cường (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) được Hội đồng Chung khảo Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Ðảng lựa chọn là một trong 5 tác phẩm báo chí xuất sắc đạt giả A. Ảnh: LT
Với mục đích, làm nổi bật, rõ nét những nội dung chủ đạo, những đúc kết từ lịch sử, những giá trị của thực thiễn đặt ra trong nội dung bài viết, nhóm tác giả đã nghiên cứu toàn bộ tổng thể nội dung loạt 5 bài viết, để từ đó lựa chọn cho việc tìm ảnh, sử dụng màu sắc cho hợp lý. Việc lựa chọn những câu chữ vàng, mang tính chất điểm nhấn của bài viết được triển khai khoa học và tỷ mỉ. Tất cả hình ảnh, font chữ, màu sắc đều có độ “nét” để đạt được độ sinh động, chân thật và trả lời được câu hỏi người xem thích thú điều gì.
Khác với cách nhìn nhận những bài viết về xây dựng Đảng “nhiều chữ” khô cứng trước đây, nhóm tác giả đã hình thành nên loạt bài viết có hình thức trình bày hấp dẫn và bắt mắt đi cùng với nội dung cụ thể được đúc kết từ ngàn xưa đến nay. Vừa cổ xưa và hiện đại, dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu bằng câu chuyện lịch sử đến những vấn đề đặt ra hiện nay của Đảng trong việc tìm những người tài, đức phục vụ cho đất nước.
Nhà báo Phạm Cường cho biết: “Tôi cho rằng, một tác phẩm báo chí để đạt được giải thưởng lớn thì nội dung thể hiện trong bài báo cũng rất quan trọng, ngoài đầu tư về nội dung thì hình thức trình bày cũng sẽ giúp bạn đọc thay đổi cách tiếp cận với tác phẩm. Bất kỳ bạn đọc nào lướt qua các bài báo trên điện tử, nếu thấy hình ảnh bắt mắt, sinh động, có điểm nhấn bao giờ họ cũng ở lại với trang báo đó lâu hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nội dung tác phẩm, nội dung quyết định cho người đọc có cảm xúc, nội dung mới giúp người đọc hiểu sâu xa hơn vấn đề nêu ra trong tác phẩm đó...”
Theo NB&CL
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.