Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 06 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân với chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ. Căn cước công dân sẽ in song ngữ Việt - Anh.
, Bộ Công an chính thức quy định mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chíp"
- Cập nhật: Thứ tư, 27/1/2021 | 7:44:19 AM
Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ, chất liệu thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc sản xuất, cấp và quản lý mẫu thẻ này.
Mặt trước Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; công an các đơn vị, địa phương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ căn cước.
Thẻ Căn cước công dân có hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm.
Thẻ Căn cước công dân được sản xuất bằng chất liệu đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
"Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước đăng ký được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau"- Thông tư 06 nêu rõ.
Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:
- Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy của Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ, cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến/Date of expiry;
- Bên phải, từ trên xuống có các thông tin: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; biểu tượng chíp; mã QR; Số/No; Họ và tên/Full name; Ngày sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Quê quán/Place of origin; Nơi thường trú/Place of residence.
Mặt sau Căn cước công dân mới.
Mặt sau thẻ căn cước, bên trái, từ trên xuống có thông tin về đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ CCCD và chíp điện tử.
Bên phải, từ trên xuống có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân...
Đáng chú ý, Thông tư số 06 quy định, chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ CCCD và lưu trữ thông tin cơ bản của công dân.
Thẻ căn cước đã được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư số 06.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ thẻ Căn cước công dân được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành thì vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Thông tư số 06 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 23/1/2021.
Theo Báo Bắc Giang.
Các tin khác

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.