, Leo thang căng thẳng về bản quyền giữa Australia và Facebook: Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu…"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/2/2021 | 10:25:39 AM

(NB&CL)Giữa báo chí và MXH từ lâu đã nảy sinh những mâu thuẫn âm ỉ, trong đó, vấn đề bản quyền là một trong những “ngòi nổ” lớn nhất. Những động thái quyết liệt từ chính phủ Australia mới đây đã khiến cho “ngòi nổ” bùng cháy dữ dội. Tuy nhiên, với các nhà quan sát, cuộc chiến đang chỉ ở giai đoạn bước đầu.

Để giải tỏa rốt ráo được những mâu thuẫn ấy, cần rất nhiều những quyết tâm, nỗ lực, thậm chí là những quyết sách sắt đá, tâm thế quyết liệt đến cùng của hết thảy các tờ báo, các chính phủ…

Tiếp nối những quyết liệt

Phải nói ngay rằng, Australia không phải là quốc gia đầu tiên “xới” lên những khúc mắc trong vấn đề bản quyền giữa giới báo chí và mạng xã hội. Cuộc đối đầu giữa ông chủ của Tập đoàn News Corp và “đại gia” công nghệ Google có lẽ bắt đầu từ hơn mười năm trước khi trùm truyền thông này lớn tiếng cáo buộc Google là “kẻ hút máu báo chí”, “kẻ ăn cắp trơ trẽn” khi sử dụng cũng như thụ hưởng nguồn doanh thu quảng cáo khổng lồ từ những nội dung chất lượng mà báo chí đã tạo dựng ra nhưng lại không trả một đồng phí dịch vụ nào. Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động thảo luận cải cách luật bản quyền nhằm bảo đảm các nền tảng trực tuyến phải chia sẻ doanh thu cho các nhà xuất bản, hãng phát thanh - truyền hình và nghệ sĩ. Tháng 7/2020, Pháp đã là quốc gia châu Âu đầu tiên phê chuẩn luật cải cách bản quyền của Liên hiệp châu Âu (EU). Hiệp hội báo chí Pháp (APIG) cũng đã đạt được thỏa thuận yêu cầu Tập đoàn công nghệ Google thanh toán cho những nội dung, tin tức được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm hay tổng hợp tin trực tuyến của hãng này. Theo đó, Google phải chấp nhận trả phí bản quyền tin tức và nội dung cho hàng chục tờ báo ở Pháp. Một số quốc gia thành viên EU như Đức và Tây Ban Nha cũng đã triển khai đưa điều khoản cải cách luật bản quyền tương tự như Pháp vào dự thảo luật.

Và nay, sự quyết liệt ấy hiện diện tại Australia. 3 năm qua, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) đã nỗ lực thúc đẩy dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức. Theo Dự luật này, chính phủ Australia sẽ buộc các nền tảng số phải trả tiền cho các công ty truyền thông và các nhà xuất bản của Australia khi họ đăng tải tin tức hoặc liên kết đến website của họ. Nếu vi phạm, các công ty công nghệ sẽ phải bị xử phạt lên tới 10% doanh thu. Dự luật đã được thông qua tại Hạ viện Australia  ngày 17/2. Nếu được thượng viện Australia thông qua, dự luật sẽ chính thức trở thành Luật vào cuối tháng 2/2021.

Sự ngạo mạn phải bị xóa bỏ

Gần như ngay tức thì sau khi dư luật Đàm phán Truyền thông Tin tức được Hạ viện Australia thông qua, Facebook cho thấy thái độ phản kháng của mình khi tuyên bố chặn việc chia sẻ cũng như đăng tải tất cả các tin tức của người dùng và các cơ quan báo chí tại Australia trên nền tảng của họ. Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cung cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia. 

Dự luật là sự hiểu lầm căn bản về mối quan hệ giữa Facebook với các cơ quan báo chí. Doanh thu mà Facebook thu được từ việc các cơ quan báo chí chia sẻ tin tức chỉ chiếm khoảng 4% so với tổng doanh thu của công ty” - những lý giải ấy của Facebook dường như không được dư luận chấp nhận. “Việc Facebook “hủy kết bạn” với Australia hôm nay, cũng như chặn đứng nguồn thông tin thiết yếu về y tế và các dịch vụ khẩn cấp, cho thấy cả sự ngạo mạn và đáng thất vọng” - nhận định ấy của Thủ tướng Australia Scott Morrison hẳn nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Và hơn thế, nếu nhìn lại hành trình nhọc nhằn mà báo giới cũng như nhiều chính phủ, hiệp hội, tổ chức đã trải qua trong cuộc chiến đấu tranh bảo vệ quyền lợi với các mạng xã hội, thì thấy rõ, sự ngạo mạn ấy là quá rõ ràng và cần thiết phải bị loại bỏ. Bởi, nếu không loại bỏ, sẽ tạo nên tiền lệ về cái gọi là lộng quyền và bất chấp - dành cho một số đại gia công nghệ.

Không thể phủ nhận thời đại công nghệ mới, thói quen truyền thông mới cũng sẽ khiến đời sống báo chí xuất bản cũng phải thay đổi theo. Báo chí truyền thống cũng sẽ phải tập làm quen với sự song hành, thậm chí là “đối tác” của các hãng công nghệ. Nhưng, việc “một người làm để một người hưởng” hay nói nặng nề như “ông trùm” Rupert Murdoch là “hút máu báo chí”, “ăn cắp trơ trẽn”, sử dụng chất xám của báo chí nhưng không chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với báo chí thì là điều không thể chấp thuận được. Bản thân, các hãng công nghệ, cụ thể như Google, sau rất nhiều những tranh luận, cũng đã ít nhiều nhận diện được thực tế này. Mới đây nhất, Google đã ký thỏa thuận 3 năm với Tập đoàn News Corp để được sử dụng tin tức của Tập đoàn News Corp trên một số nền tảng của Google.

Tuy nhiên, riêng Facebook, ngay sau khi leo thang căng thẳng với Australia xảy đến, vẫn không có ý định thay đổi quan điểm của mình. “Google cần tin tức và các đơn vị báo chí không tự nguyện cung cấp nội dung cho họ còn Facebook thì khác, báo chí sẵn lòng muốn đăng tin tức trên Facebook vì điều đó giúp họ có thêm nhiều khách hàng dài hạn, tăng bạn đọc và tăng lợi nhuận quảng cáo” - William Easton - Giám đốc Facebook tại Úc và New Zealand lý giải.

Với nhiều người, đó là sự lý giải hoàn toàn mang tính chất ngạo mạn, cố chấp và rằng, sự ngạo mạn, cố chấp ấy sẽ phải bị xóa bỏ, cho dù, hành trình ấy sẽ là rất khó khăn. “Đừng tạo điều kiện để các gã khổng lồ công nghệ có trong tay sức mạnh quyền lực quá lớn đến mức trở thành trung tâm trong mọi hoạt động vận hành xã hội”; “phải cung cấp thêm sự rõ ràng cho các nền tảng kỹ thuật số và các doanh nghiệp truyền thông tin tức về cách luật dự kiến ​​hoạt động, cũng như củng cố khuôn khổ để đảm bảo các hãng tin tức được trả công xứng đáng”, “phải tạo dựng một hệ sinh thái công bằng và thực thi công lý cho ngành công nghiệp truyền thông”… đó là những luận điểm chung nhất mà dư luận cũng như nhiều chính phủ đưa ra trước “cuộc chiến Australia - Facebook”.

Cho dù đến giờ này, Facebook đã có những nhượng bộ bước đầu như rỡ bỏ lệnh cấm tin tức ở Australia thì rõ ràng, cuộc chiến ấy mới chỉ bắt đầu. Mọi sự khốc liệt hơn nữa sẽ còn ở phía trước. Nhưng những bên đấu tranh như Australia rõ ràng sẽ không đơn độc, và tin chắc rằng, vì chính sự tồn tại của mình, các đại gia công nghệ như Facebook sẽ phải tiếp tục nhìn lại mình…

Theo NB&CL

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự