Giới chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ tấn công mạng tại Olympic Paris 2024 bằng AI

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2024 | 4:21:59 PM

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 đang nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công mạng quy mô chưa từng có và lần đầu tiên có “bàn tay” của trí tuệ nhân tạo (AI).

Biểu tượng Thế vận hội mùa hè (Olympic) 2024 tại Paris, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Biểu tượng Thế vận hội mùa hè (Olympic) 2024 tại Paris, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trao đổi với báo giới, ông John Hultquist, chuyên gia phân tích tại Mandiant Consulting - công ty tư vấn an ninh mạng thuộc sở hữu của Google (Mỹ), cho biết phạm vi tấn công mạng tại Olympic Paris 2024 khá lớn, từ các đài truyền hình đến các nhà tài trợ, cơ sở vận hành hạ tầng giao thông, công tác hậu cần đến các trận đấu. Ông cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đều có thể xảy ra và đó là một thách thức bảo mật rất nghiêm trọng.

Theo chuyên gia trên, các cuộc tấn công mạng cũng có thể nhắm mục tiêu vào hệ thống đường sắt, tàu điện ngầm, hệ thống điện và nước của Paris, cũng như mạng điện thoại và phương tiện truyền thông đưa tin về Olympic. Ông nhấn mạnh rủi ro lớn nhất là sự gián đoạn cơ sở hạ tầng và phát sóng.

Trong khi đó, bà Betsy Cooper, chuyên gia an ninh mạng của Viện Aspen ở Mỹ, nhận định thế giới đang bước vào "kỷ nguyên mới, nơi có thể dễ dàng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thể thao hơn do sự bùng nổ của AI”. Bà Cooper cho biết các video giả mạo có thể được sử dụng để lan truyền thông tin sai sự thật về một sự kiện cụ thể. Bà cũng cảnh báo kết quả thi đấu có thể bị thay đổi ở các địa điểm, do các hành động tấn công mạng bằng AI như can thiệp hình ảnh camera ở vạch đích, gian lận hệ thống trọng tài Hawk-Eye, xóa thời gian, xáo trộn bảng điểm...

Hiện Cơ quan An ninh thông tin quốc gia Pháp (ANSSI) và Bộ Nội vụ đang nỗ lực phối hợp với bộ phận phòng thủ mạng của Bộ Quốc phòng (Comcyber) nhằm ngăn chặn nguy cơ tấn công mạng tại Olympic sắp tới. Tháng trước, người đứng đầu ANSSI Vincent Strubel cho biết cơ quan này đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án phòng ngừa. 

Nguy cơ tấn công mạng luôn hiện hữu, nhất là tại các sự kiện quốc tế như Olympic. Công ty viễn thông Nhật Bản NTT, công ty cung cấp bảo mật công nghệ thông tin tại Olympic Tokyo 2020 (tổ chức năm 2021 vì đại dịch COVID-19) đã báo cáo 450 triệu cuộc tấn công mạng do cá nhân thực hiện tại sự kiện này, nhiều gấp đôi so với Olympic London 2012.

Lo ngại về an ninh mạng tại Olympic Paris 2024 đặc biệt gia tăng vì đây là kỳ Thế vận hội đầu tiên diễn ra trong kỷ nguyên AI. Một quan chức quân sự cấp cao của Pháp nhận định AI làm gia tăng rủi ro tấn công mạng tại kỳ Thế vận hội lần này và "các nguồn lực hiện tại không đủ để đối phó với tất cả các cuộc tấn công mà chúng ta có thể phải hứng chịu”.

Theo TTXVN

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự