Rà soát các chương trình có quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình
- Cập nhật: Thứ ba, 23/4/2024 | 2:06:03 PM
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Cục PTTH&TTĐT nêu rõ, các dịch vụ, hoạt động cá độ, cá cược, cờ bạc trực tuyến là những dịch vụ, hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet
|
Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam triển khai ngày càng nhiều hoạt động mua bản quyền chương trình thể thao nước ngoài, đặc biệt là các giải thể thao bóng đá quốc tế lớn để phát sóng trên các kênh truyền hình trả tiền, hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trên mạng internet nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của các khán giả yêu thích thể thao.
Tuy nhiên, có một thực trạng phát sinh thời gian qua, trong tín hiệu phát sóng chương trình tường thuật trực tiếp có xuất hiện các hình ảnh quảng cáo về các trang thông tin điện tử (website) cung cấp dịch vụ cá cược, cá độ trực tuyến trong suốt trận đấu và tiếp cận trực tiếp đến khán giả Việt Nam. Các quảng cáo này xuất hiện trên các biển quảng cáo (màn hình LED điện tử) có ứng dụng công nghệ quảng cáo ảo (virtual advertising) được lắp đặt xung quanh sân thi đấu; trên biển quảng cáo cứng trên khán đài; trên áo thi đấu của cầu thủ, huấn luyện viên, cổ động viên.
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, những dịch vụ, hoạt động cá độ, cá cược, cờ bạc trực tuyến có thể phù hợp với pháp luật của nước sở tại, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây là những dịch vụ, hoạt động bị cấm. Vì vậy, trong mọi trường hợp, việc quảng cáo, quảng bá cho những dịch vụ, hoạt động này trên các kênh truyền hình, dịch vụ truyền hình trả tiền là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Để tăng cường quản lý hiệu quả công tác này, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu các Đài/Đơnvị/Doanh nghiệp thực hiện rà soát lại các thỏa thuận bản quyền để kịp thời kiểm soát, xử lý, điều chỉnh, bổ sung các điều khoản bảo đảm ngăn chặn từ gốc những vi phạm.
Rà soát quy trình kiểm soát, xử lý tín hiệu truyền hình trực tiếp nhận từ nước ngoài, tăng cường giải pháp kỹ thuật với sự hỗ trợ của công nghệ để kiểm soát chặt chẽ nội dung nguồn tín hiệu, có giải pháp kịp thời ứng phó trong trường hợp phát sinh các vấn đề phải xử lý tại chỗ để ngăn chặn nội dung, quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam.
Bố trí nhân sự trực sóng đủ về số lượng, đáp ứng về trình độ để bảo đảm giám sát chặt chẽ nội dung phát sóng theo quy định; Rà soát toàn bộ các chương trình (bao gồm cả các đoạn nổi bật - highlight) để loại bỏ, không tổng hợp các thông tin thể thao liên quan đến trận đấu có nội dung, hình ảnh quảng cáo trái phép có liên quan đến dịch vụ, hoạt động cá độ, cờ bạc trực tuyến.
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.