Điền kinh Việt Nam giành HCV tại Giải tiếp sức vô địch châu Á 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2024 | 2:42:01 PM

Ngày 21/5, Giải tiếp sức vô địch châu Á 2024 bước vào ngày thi đấu thứ 2, cũng là ngày tranh tài cuối cùng. Đội tuyển Điền kinh Việt Nam tham dự nội dung tiếp sức 4x100m nữ, tiếp sức 4x400m nam và tiếp sức 4x400m nữ.

VĐV Quách Thị Lan. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN
VĐV Quách Thị Lan. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN

Nội dung được chờ đợi nhất là tiếp sức 4x400m nữ với sự góp mặt của Nguyễn Thị Ngọc, Quách Thị Lan, Hoàng Thị Minh Hạnh và Nguyễn Thị Hằng khi đây là nội dung mà Điền kinh Việt Nam đặt nhiều kì vọng sẽ có sự bứt phá để có vé dự Olympic Paris 2024. Bất chấp mưa lớn tại Bangkok (Thái Lan), các VĐV Việt Nam vẫn thi đấu nỗ lực. Sau 4 lượt chạy, tổ tiếp sức 4x400m nữ cán đích đầu tiên với thông số 3 phút 30 giây 82, qua đó giành HCV ở nội dung này.

Thành tích trên của Quách Thị Lan và đồng đội cũng phá kỉ lục quốc gia lập tại Singapore năm 2015 (3 phút 31 giây 46). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thông số 3 phút 30 giây 82 chưa thể giúp tổ tiếp sức 4x400m nữ của Việt Nam lọt vào Top 16 dự Olympic Paris 2024.

Quách Thị Lan và đồng đội vẫn còn cơ hội để giành vé đi Pháp bởi sau giải tiếp sức châu Á 2024, tổ tiếp sức 4x400m nữ Việt Nam còn tham dự thêm 2 giải đấu được tính là vòng loại Olympic, đó là giải Đài Loan (Trung Quốc) mở rộng và Thái Lan mở rộng vào tháng 6 tới để hướng tới mục tiêu giành suất trực tiếp tham dự Olympic Paris 2024.

Trước đó, đội tuyển Điền kinh Việt Nam đã giành 2 tấm HCĐ tại Giải tiếp sức vô địch châu Á 2024. Các nữ VĐV Hà Thị Thu, Lê Thị Cẩm Tú, Kha Thanh Trúc, Phùng Thị Huệ giành HCĐ 4x100m nữ chiều 21/5 với thành tích 45 giây 17, giành tấm HCĐ.

Còn trong ngày thi đấu 20/5, đội chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ Việt Nam gồm Nguyễn Xuân Quang, Lê Thị Tuyết Mai, Lê Ngọc Phúc và Quách Thị Lan cũng giành HCĐ với thành tích 3 phút 18 giây 45, phá kỷ lục quốc gia 3 phút 19 giây 50 xác lập ở Philippines cách đây 5 năm.

Theo TTXVN

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự