Olympic Paris 2024: Bục trao giải lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel
- Cập nhật: Thứ bảy, 25/5/2024 | 9:54:25 AM
Ngày 23/5, ban tổ chức Thế vận hội (Olympic) và Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) Paris 2024 đã chính thức ra mắt bục vinh quang sử dụng cho các sự kiện trao giải.
Thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài.Ảnh: olympics.com
|
Giống như các huy chương, thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài. Với tông màu xám-trắng đẹp mắt và trang nhã, bục được làm bằng gỗ và 100% nhựa tái chế, đồng thời sử dụng thiết kế gồm các mô-đun để đáp ứng nhu cầu của các sự kiện khác nhau. Theo đó, bục ngắn nhất được sử dụng cho các sự kiện riêng lẻ bao gồm 3 mô-đun và dài khoảng 4 mét. Bục tổ chức lễ trao giải bóng đá sử dụng nhiều mô-đun nhất, tổng cộng 43 mô-đun, với tổng chiều dài là 40 mét. Mỗi bục nặng khoảng 45 kg. Ban tổ chức Paris đã chuẩn bị tổng cộng 685 mô-đun, trong đó có 45 mô-đun dự phòng.
Chủ tịch ban tổ chức Olympic Paris 2024, Tony Estanguet, nêu rõ bục vinh quang là biểu tượng cao nhất cho thành tích và danh dự. Đối với các vận động viên Olympic và Paralympic, việc được bước lên bục vinh quang chính là đánh dấu thành quả của cả một hành trình dài phấn đấu. Các vận động viên đoạt huy chương vàng sẽ đứng trên bục cao 35cm, trong khi người đoạt huy chương bạc và đồng sẽ đứng trên bục cao 20 cm.
Thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài.Ảnh: olympics.com
Thiết kế bục tương tự sẽ được sử dụng cho các sự kiện trao giải trong khuôn khổ Paralympic nhưng cả 3 vận động viên đứng đầu sẽ cùng đứng trên bục có độ cao 20 cm để đảm bảo an toàn và tiện lợi với thiết kế một bên dốc dành cho xe lăn.
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.