AI đang định hình tương lai - Bài 1: Bùng nổ AI trong thời công nghệ số

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2024 | 4:17:49 PM

Trí tuệ nhân tạo (AI) được nhắc đến nhiều từ năm 2023 trở lại đây. Công nghệ mới này cũng đang dần được ứng dụng rộng rãi trong công việc và đời sống, mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro.

Việt Nam có tiềm năng cũng như tiềm lực để phát triển công nghệ AI mạnh hơn nữa. Ảnh: TTXVN.
Việt Nam có tiềm năng cũng như tiềm lực để phát triển công nghệ AI mạnh hơn nữa. Ảnh: TTXVN.

Ứng dụng rộng rãi trong thực tế

Cuối năm 2022, Công ty công nghệ OpenAI đã cho ra mắt công cụ ChatGPT, một ứng dụng chatbot có thể trả lời các câu hỏi của người dùng đưa ra dựa trên dữ liệu lớn có thể học tự học hỏi.

Với tính năng hữu ích như vậy, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đang được các cá nhân, đơn vị ứng dụng cho công việc. Ông Lê Công Năng, CEO Wondertour cho biết, đơn vị dùng ChatGPT tạo ra những sản phẩm maketing phù hợp theo yêu cầu cá nhân hoá. Nhiều người đã dùng ChatGPT làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình.

Nói về ứng dụng AI qua ChatGPT, ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA cho biết: "AI viết email giới thiệu sản phẩm nhanh gấp 36 lần trước đây, từ 180 phút xuống còn 5 phút. AI cũng giúp thiết kế bộ ảnh thời trang nhanh gấp 24 lần, từ 8 tiếng xuống còn 20 phút. AI cũng hỗ trợ lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người".

Ở lĩnh vực doanh nghiệp, việc ứng dụng AI cũng được sử dụng ở những công việc lặp đi lặp lại. Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud cho biết: "Với những đơn vị công nghệ, AI ko phải là mới. FPT có đầu tư chính thức cho AI từ năm 2013. Đến năm 2017 ra đời sản phẩm FPT AI. Đơn vị xác định đưa AI tạo sinh vào mọi hoạt động, sản phẩm của tập đoàn. Việc xây dựng, ứng dụng AI theo mô hình ngôn ngữ lớn tương tự Chat GPT nhưng quy mô nhỏ hơn, tập trung vào những domain nhất định như ngân hàng, tài chính, bán lẻ…". 

"Đơn vị dùng AI làm trợ lý ảo hỗ trợ giải đáp ý kiến khách hàng với nội dung lặp lại, như trung tâm dịch vụ khách hàng với 20 triệu cuộc gọi/tháng với tỷ lệ hỗ trợ thành công 98% Trước, đơn vị dùng tới 1.000 người nhưng nay còn 300 người”, ông Lê Hồng Việt chia sẻ.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ GenAI cũng được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và đưa vào ứng dụng cho hoạt động sản xuất. Đáng chú ý, Viettel đã đầu tư phát triển các ứng dụng AI dựa trên tri thức bản địa và tri thức ngành hẹp ở Việt Nam, phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, chính phủ. Năm 2024, Viettel tiếp tục đầu tư hạ tầng tính toán hiệu năng cao để phát triển các ứng dụng AI giải quyết các bài toán xã hội.

Đơn cử như hệ thống Viettel AI Callbot Inbound của Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) xử lý khoảng 33 triệu cuộc gọi của khách hàng, giúp tiết kiệm 21 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, nhân sự có thể tập trung vào các mảng nghiệp vụ khó, khách hàng được phục vụ kịp thời hơn mỗi khi gọi đến tổng đài. Các trợ lý ảo AI do Trung tâm Dịch vụ Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo Viettel (Viettel AI) phát triển dựa trên dữ liệu chuyên ngành của mỗi tổ chức đã khắc phục được nhược điểm thông tin sai của chatbot AI tạo sinh, đem lại độ tin cậy và hiệu quả cao cho khách hàng doanh nghiệp và chính phủ.

Một ví dụ điển hình khác cho việc áp dụng công nghệ AI cho hoạt động sản xuất là Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước. Đơn vị này bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019 khi đầu tư vào một dự án startup để phát triển nền tảng AI dùng trong nuôi loài côn trùng này. Nền tảng bắt đầu được công ty thử nghiệm áp dụng từ 2020 tại trại nuôi lớn nhất. Đồng sáng lập kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh Nguyễn Hồng Ngọc Bích (Bicky Nguyen) cho biết, nền tảng đang trong giai đoạn máy học (machine learning) và đưa ra các khuyến nghị cảnh báo có tỷ lệ chuẩn xác cao.

"MISA cũng mới đưa trợ lý ảo MISA AVA vào hệ thống nền tảng giúp tiết kiệm 70% thời gian và giảm thiểu sai sót nhờ tự động hoá quy trình; hỗ trợ phân tích và dự báo, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu” ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA cho biết.

Trên thế giới, đơn vị tạo cơn sốt AI toàn cầu cũng có sự tăng trưởng đáng kể về người dùng. Theo công ty phân tích dữ liệu Similar Web, tính đến tháng 2/2024, sản phẩm ChatGPT của OpenAI đã thu hút được hơn 180 triệu người dùng. Việc ChatGPT xuất hiện không chỉ gây bất ngờ lớn cho giới công nghệ toàn cầu bất ngờ mà nó còn tạo nên cuộc chạy đua công nghệ AI. Mới đây, Công ty công nghệ Baidu của Trung Quốc cho biết, chatbot AI ‘Ernie Bot’ của công ty này đã thu hút được 200 triệu người dùng sau 8 tháng ra mắt. Theo đó, công ty đang nỗ lực duy trì vị thế là chatbot tương tự như ChatGPT phổ biến nhất tại Trung Quốc.

Không chỉ tạo ra cuộc chạy đua giữa các công ty công nghệ, sự bùng nổ của AI cũng đang thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư cũng như startup chạy đua để theo kịp thị trường ‘màu mỡ’ này. Theo Công ty nghiên cứu dữ liệu PitchBook, trong năm 2023, hơn 29 tỷ USD đã được đầu tư vào 691 dự án đầu tư về AI, tăng 268,4% về giá trị so với tổng giá trị của năm 2022 (là 7,9 tỷ USD).

Chú thích ảnh

DrAid™ là nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI)  hỗ trợ các bác sĩ tầm soát tổng thể X-quang ngực, CT bụng; Chẩn đoán điều trị ung thư, Sàng lọc các bệnh thế kỷ như lao phổi, tan máu bẩm sinh.

GenAI (Trí tuệ nhân tạo tạo sinh) cũng không ngoại lệ khi là bước tiến của việc công nghệ có thể mô phỏng trí tuệ con người, tạo ra nội dung mới (điển hình như văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video) từ các dữ liệu mà nó được huấn luyện. GenAI thay đổi hoàn toàn hành vi và cách thức con người làm việc, học tập, giải trí, sáng tạo nghệ thuật, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống.

Việt Nam tăng tốc đầu tư cho AI

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Cuộc cách mạng AI đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hợp tác để tối đa hóa lợi thế và giảm thiểu rủi ro. Năm 2023, Bộ TT&TT xác định là năm ứng dụng AI diện hẹp. Đây là ứng dụng AI chuyên biệt và tập trung. Tại đó, các hệ thống AI diện hẹp được thiết kế và đào tạo cho một nhiệm vụ cụ thể hoặc một nhóm nhiệm vụ hẹp. Chúng có hiệu quả cao trong phạm vi được xác định từ trước, và sẵn sàng để áp dụng rộng rãi.

Chú thích ảnh

Thống kê dòng tiền đầu tư thị trường AI của PitchBook. Nguồn: PitchBook data.

Hiện các tập đoàn lớn như Viettel, FPT, Vingroup, CMC… chú trọng và đầu tư xây dựng trung tâm AI, tập trung nguồn lực phát triển trong lĩnh vực này. Trong tương lai, những trung tầm này sẽ cần đến số lượng lớn nguồn lực chất lượng. Theo đó, những ngành học trong lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, đặc biệt là AI cũng thu hút được nhiều sự quan tâm. Hiện nay, một nhóm trường đại học lớn ở Việt Nam có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy các ngành này như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Phenikaa…

Nhận thấy công nghệ AI đã có bước phát triển nhanh chóng, ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Việt Nam cũng đã có những chủ trương, chính sách đã nhanh và bắt kịp xu thế. Ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết: "Trí tuệ nhân tạo AI tại Việt Nam không còn là vấn đề mới. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết 50 của Chính phủ hay Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về cách mạng công nghiệp, trong đó nhấn mạnh khai thác trí tuệ nhân tạo.

Trong lĩnh vực công nghệ cao, Quyết định số 38/2020 của Bộ KH&CN xác định đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ đứng đầu danh sách, nhấn mạnh tính ưu tiên và phát triển. Bộ KH&CN cũng đã trình Chính phủ Quyết định số 2117/2020 về danh mục công nghệ cần ưu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chú thích ảnh

AI đang được ứng dụng và phát triển ở nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Những chính sách, quyết định trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ AI. Thời gian qua các bộ, ngành cũng đã tham gia việc xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo cũng như tạo điều kiện trong việc phát triển AI.

Theo các nhà khoa học, các tiến bộ trong nghiên cứu AI đã mở ra triển vọng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, các công ty và tổ chức nghiên cứu có thể tận dụng sức mạnh của AI để tăng cường năng suất và giảm thời gian nghiên cứu. Nhờ đó, chi phí sản xuất được tiết giảm, khả năng đổi mới được tăng cường, giúp tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh.

Tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia (IBM) nhận định, tại Việt Nam, quy mô thị trường AI tạo sinh tại Việt Nam sẽ đạt mốc 100,2 triệu USD trong năm 2024. Với lợi thế của một quốc gia có ngành công nghiệp xuất khẩu phần mềm, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn tham gia "miếng bánh” AI của thế giới.

 Bài 2: Những thách thức đi kèm

Theo Báo Tin tức

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự