Đội ngũ “nhà báo số”: Sự cấp thiết của thời cuộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/6/2024 | 2:11:58 PM

Trong môi trường thông tin cạnh tranh, nội dung hay chưa đủ, các cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Để có được các tác phẩm báo chí số, rất cần đội ngũ phóng viên, nhà báo tinh thông nghiệp vụ, sử dụng thành thạo kỹ thuật, ứng dụng tốt công nghệ - điều này rất cần một đội ngũ “nhà báo số”.

Trong bất cứ môi trường nào, đào tạo đội ngũ người làm báo năng động, giỏi tác nghiệp trong thực tiễn là mục tiêu cao cả của ngành báo chí truyền thông chuyên nghiệp.
Trong bất cứ môi trường nào, đào tạo đội ngũ người làm báo năng động, giỏi tác nghiệp trong thực tiễn là mục tiêu cao cả của ngành báo chí truyền thông chuyên nghiệp.

Công tác đào tạo báo chí cần phải cải tiến một cách mạnh mẽ

Môi trường truyền thông mới, đặc biệt là việc chuyển đổi số báo chí đòi hỏi phải có cơ chế mới trong việc bồi dưỡng và đào tạo nhà báo. Các phương tiện truyền thông mới có nhiều tính năng, vừa có chữ viết, âm thanh, vừa có hình ảnh, là sự tổng hợp của tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống. Đối với nhà báo số hiện nay phải biết ứng dụng các kỹ thuật truyền thông mới, biết quay phim, viết, xử lý âm thanh, hình ảnh, đồng thời phải nắm bắt các kỹ thuật thông tin hiện đại như Skype, MSN, blog, Podcasting...

Bàn về vấn đề này, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi - Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị trong một Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề " Đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay" đã đánh giá, mô hình đào tạo nhà báo truyền thống đã trở nên lạc hậu, khó đáp ứng được nhu cầu trong môi trường truyền thông mới.

Chính vì vậy, yêu cầu công tác đào tạo báo chí cần phải cải tiến một cách mạnh mẽ, vừa khoa học, nhưng phải mang tính hệ thống, để thích ứng với nhu cầu của các phương tiện truyền thông đang trong quá trình đổi mới, từ đó đào tạo ra đội ngũ nhà báo số chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển và chuyển đổi số báo chí hiện nay.

doi ngu nha bao so su cap thiet cua thoi cuoc hinh 1


PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi - Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị. (Ảnh: Sơn Hải)

Phát triển đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp trong môi trường số

Báo chí số: Thách thức mới đối với đào tạo báo chí truyền thông

Theo PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi, nhà báo số với vốn kiến thức toàn diện; kỹ năng nghiệp vụ đa dạng; tư duy sáng tạo kết hợp với năng lực nhạy bén: "học đi đôi với hành”; thích nghi với hoạt động quản lý kinh doanh và truyền thông đa phương tiện. Với những yêu cầu đó đòi hỏi công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cần thay đổi quan niệm và mô hình tổ chức mới có thể giúp nhà báo nâng cao năng lực trong tác nghiệp, thích nghi với xu thế phát triển mới.

Qua khảo sát các cơ sở đào tạo báo chí cũng như các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ có thể thấy, hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ở nước ta chủ yếu chia thành một số các mảng chính như: kỹ năng tác nghiệp cho các loại hình báo chí (viết, biên tập, tổ chức nội dung, ảnh báo chí); quản lý, kinh doanh báo chí truyền thông; mô hình tổ chức tòa soạn; kỹ năng báo chí đa phương tiện; sử dụng truyền thông xã hội cho tác nghiệp báo chí, làm báo bằng các thiết bị di động, xây dựng chiến lược chuyển đổi số báo chí, tòa soạn hội tụ, ứng dụng AI trong tác nghiệp...

Những khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đó phần nào giúp các nhà báo nắm bắt xu thế phát triển của báo chí, đồng thời áp dụng kiến thức mới vào trong quá trình tác nghiệp, tạo môi trường làm báo chuyên nghiệp hơn, đào tạo ra các phóng viên số, nhà báo số. 

PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi cho rằng, trong bất cứ môi trường nào, đào tạo đội ngũ người làm báo năng động, giỏi tác nghiệp trong thực tiễn là mục tiêu cao cả của ngành báo chí truyền thông chuyên nghiệp.

Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí hiện nay, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhà báo số đã trở thành con đường phát triển tất yếu, cần chiến lược đào tạo bài bản và lâu dài. Mục đích cuối cùng là đào tạo ra những người làm báo gắn thực tiễn với đời sống báo chí và họ không phải chỉ là "đánh trận trên giấy”, mà cần có vốn kiến thức sâu rộng, kỹ năng tác nghiệp "đa năng”.

Hơn lúc nào hết, hiện nay rất cần đội ngũ giảng viên có kiến thức và kỹ năng tốt, nền tảng tri thức phong phú, nắm bắt các kỹ năng làm báo mới, truyền thông đa phương tiện, sử dụng thành thạo truyền thông xã hội...

"Do đó, ngoài việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo, các cơ sở đào tạo cũng cần dành thời gian nhất định để nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên trong trường đại học, định vị hướng phát triển cho ngành báo chí, khuyến khích các giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn tại các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí", PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, trong thời đại truyền thông hội tụ và chuyển đổi số báo chí, các cơ quan báo chí phải sử dụng mạng xã hội để thiết lập và vận hành các trang blog, sử dụng Twitter để update thông tin ở thời điểm thực tế, sử dụng Facebook để post các bài viết và video, sử dụng Delicious để lưu trữ bài viết, sử dụng Flickr để chia sẻ hình ảnh và sử dụng YouTube để chia sẻ video đã trở thành những kiến thức cơ bản mà các phóng viên, nhà báo số cần nắm bắt, trong khi các hình thức và phương pháp này lại không được giảng dạy trong các chương trình đào tạo báo chí truyền thống.

Chương trình đào tạo là yếu tố then chốt dẫn đến thành công

PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi đánh giá, đào tạo nhà báo số có kỹ năng "đa phương tiện” là lựa chọn tất yếu của các cơ quan báo chí hiện nay. Lâu nay, khung chương trình đào tạo báo chí của nước ta vẫn lấy nhu cầu của các cơ quan báo chí truyền thông làm nền tảng, ví dụ chuyên ngành báo chí truyền thống chủ yếu đào tạo phóng viên chuyên tác nghiệp cho báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, các phương tiện truyền thông truyền thống từng bước chuyển sang mô hình số hóa, sự khác biệt các "phương tiện truyền thông” đã bị phá vỡ, do đó, xây dựng một chương trình bồi dưỡng mới phù hợp với sự phát triển của truyền thông hội tụ đã trở thành bài toán quan trọng của các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay trên thế giới.

doi ngu nha bao so su cap thiet cua thoi cuoc hinh 3


Nhiệm vụ đổi mới chương trình đào tạo luôn là yếu tố then chốt để dẫn đến thành công.

"Đứng trước những thay đổi khách quan của sự phát triển hội tụ giữa các phương tiện truyền thông mới và các phương tiện truyền thông truyền thống, việc hợp nhất nguồn tài nguyên đào tạo, quy hoạch, xây dựng lại module chương trình, từ đó bồi dưỡng một đội ngũ nhà báo số "đa kỹ năng” là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh chuyển đổi từ kỷ nguyên in ấn sang kỷ nguyên số", Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị nhận định.

Trong kỷ nguyên số, các cơ sở đào tạo báo chí cần trang bị các studio chuyên dành cho truyền hình, biên tập báo in, studio phim tài liệu hay studio cho MC... Mỗi studio có nét đặc sắc riêng, song chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau, hình thành thế mạnh tương tác, đáp ứng nhu cầu giảng dạy báo chí truyền thông số. Được đào tạo trong các studio có thể tạo ra môi trường học tập tốt nhất vì có sự tương tác, tiếp cận với thực tiễn cho học viên, họ được làm mẫu và mô phỏng ở các khâu, từ đơn giản đến phức tạp.

Ngoài ra, để xây dựng mô hình đào tạo nhà báo số "đa kỹ năng” phù hợp với nhu cầu phát triển của truyền thông số hiện nay, không những chúng ta phải hiểu được những thay đổi của ngành báo chí truyền thông hiện đại, nắm bắt xu thế phát triển của nó, trên cơ sở đó cần mạnh dạn cải cách vấn đề xây dựng chương trình, mô hình đào tạo và phương pháp giảng dạy.

"Hiện nay, chúng ta đã đổi mới công tác giảng dạy, để thích ứng với những thách thức mà truyền thông số đặt ra. Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp hay không, hiệu quả của mô hình đào tạo như thế nào... luôn là vấn đề mà chúng ta phải quan sát, kiểm nghiệm, thảo luận và cải tiến, chính vì thế nhiệm vụ đổi mới chương trình đào tạo luôn là yếu tố then chốt để dẫn đến thành công",  PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự