Siết chặt quản lý phổ biến phim trên mạng

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/7/2024 | 8:21:22 AM

Sau gần 10 năm phát triển mạnh mẽ, hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng ở Việt Nam đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhiều thách thức.

Theo Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), việc quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng hiện nay không chỉ là việc kiểm soát nội dung, mà còn là quản lý thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, chi phí phải chi trả của người xem. Nhức nhối hơn cả là sự xuất hiện ngày càng nhiều bộ phim có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ, vi phạm về văn hóa, sai lệch lịch sử, vi phạm bản quyền. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này tích lũy kinh nghiệm còn hạn chế, thiết bị hỗ trợ chưa hiệu quả, việc phối hợp liên ngành có nhiều bất cập…

(ẢNh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Việc chuyển đổi thói quen và phương thức xem phim của người dân từ xem ở rạp sang các ứng dụng trên thiết bị di động, ti-vi thông minh kết nối internet diễn ra nhanh. Theo kết quả khảo sát mới nhất do Cục Điện ảnh thực hiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 39,3% số người dân chọn phương thức xem phim trên mạng; xem phim trên truyền hình giảm xuống mức 35,6%, còn xem phim tại rạp chỉ còn 24,8%. Phương thức xem phim trên mạng trong tương lai gần sẽ tăng nhanh do hệ thống mạng internet tốc độ cao ngày một phát triển. Các đơn vị, doanh nghiệp phát hành phim trong và ngoài nước cũng đẩy mạnh đầu tư, phát triển các ứng dụng phổ biến phim trên mạng (như: VTVgo, FPT Play, Galaxy Play, DA.NET, Apple TV, Disney Plus, WeTV…).

Thực tế cho thấy, thời gian qua, không ít phim phát hành trên mạng đã cài cắm tinh vi những chi tiết phản ánh sai lạc, xuyên tạc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam… được lồng ghép trong những câu chuyện, hành động, lời thoại của nhân vật; có bộ phim lồng ghép "đường chín đoạn" trong một số chi tiết, phân cảnh đã bị cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ các vi phạm hoặc cấm chiếu. Nguy cơ "xâm lăng" văn hóa bằng con đường phim ảnh đang đe dọa trực tiếp đến nhận thức của công chúng, nhất là giới trẻ. Xem nhiều những bộ phim như vậy, khán giả sẽ vô tình bị định hướng, dẫn dắt theo tư tưởng sai lạc.

Tính chất nhanh chóng, bất tận, đa chiều, khó lường của không gian mạng đòi hỏi công tác quản lý, giám sát phát hành phim trên không gian mạng phải thường xuyên được cải thiện và chủ động đổi mới để phù hợp thực tiễn. Theo các chuyên gia, việc nhận thức sớm, nhận thức đúng cũng như dự báo nguy cơ, hiểm họa từ một số bộ phim sẽ giúp cơ quan chức năng có biện pháp cảnh báo, phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn kịp thời các tác hại xấu, độc, không cho phát tán rộng rãi. Các cảnh báo sớm và kịp thời sẽ giúp công chúng tiếp thu có chọn lọc.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đối với các thông tin, phim ảnh có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên các trang không rõ nguồn gốc, có tên miền quốc tế, máy chủ đặt tại nước ngoài, giải pháp duy nhất là dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, gỡ bỏ. Vài năm gần đây, Bộ đã triển khai đồng bộ hệ thống kỹ thuật nhằm điều phối và giám sát việc chặn lọc kỹ thuật của 11 nhà mạng với nhóm đối tượng này. Tổng số lượng lệnh được thực hiện chặn là 1.461 website/blog xấu độc, vi phạm pháp luật trên không gian mạng Việt Nam; trong đó nhiều trang phổ biến phim bất hợp pháp.

Theo Luật Điện ảnh năm 2022 và Nghị định 131/2022/NĐ-CP, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị phổ biến phim trên không gian mạng phải dừng, gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ đối với các phim có nội dung bị nghiêm cấm. Tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông phải bảo đảm thực hiện ngay các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn truy cập phim vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chậm nhất không quá 3 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu). Các chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải tuân thủ đầy đủ các quy định; thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phù hợp với độ tuổi… Đồng thời, doanh nghiệp phổ biến phim có trách nhiệm gỡ bỏ phim vi phạm quy định những điều cấm tại Luật Điện ảnh, khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Để ngăn chặn nguy cơ độc, hại tiềm ẩn trong nhiều bộ phim trên không gian mạng, cơ quan quản lý cần tăng cường áp dụng các giải pháp đồng bộ, cụ thể và mạnh mẽ, trong đó, chú trọng sử dụng công nghệ, xử lý dùng dữ liệu lớn, nâng cao năng lực rà quét, giám sát liên tục 24/7, để phát hiện sai phạm, cảnh báo và xử lý kịp thời; không cho phép phổ biến những phim vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, song song với việc yêu cầu gỡ bỏ phim vi phạm đó khỏi nền tảng dịch vụ, để không còn xảy ra tình trạng xuất hiện những phim đã vi phạm nội dung bị nghiêm cấm được biên tập lại và tiếp tục cung cấp…


Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự