Olympic 2024: Tay vợt Lê Đức Phát tiếp bước thần tượng Tiến Minh

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/7/2024 | 4:30:35 PM

Tay vợt cầu lông Lê Đức Phát bắt đầu hành trình chinh phục Olympic 2024 với hy vọng tiếp nối những gì mà Nguyễn Tiến Minh - "tượng đài" cầu lông Việt Nam đã từng làm được.

VĐV cầu lông Lê Đức Phát. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN
VĐV cầu lông Lê Đức Phát. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN

Cùng với cuarơ Nguyễn Thị Thật, Lê Đức Phát có vinh dự là người cầm cờ của đoàn Thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024. Tay vợt 26 tuổi này cũng đi vào lịch sử khi là một trong 8 VĐV cầu lông (nhiều nhất từ trước tới nay) dẫn đầu một đoàn thể thao quốc gia trong lễ khai mạc Thế vận hội.

Đức Phát có thể xem là hình mẫu của VĐV trưởng thành trong màu áo lính. Tay vợt sinh năm 1998 bén duyên với thể thao từ sớm, do có bố là võ sĩ boxing Lê Văn Đức. Tuy nhiên, Đức Phát sớm cảm thấy không hợp với môn thể thao này và tìm thấy đam mê ở cầu lông.

Ở tuổi 16, Đức Phát ghi dấu ấn và bắt đầu hành trình thi đấu đỉnh cao với danh hiệu kiện tướng quốc gia nhờ vô địch giải trẻ, giành HCĐ giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc và HCĐ giải quốc tế tại Nepal. Tay vợt sinh năm 1998 xếp hạng 241 thế giới trong thời gian này và lọt top 150 thế giới vào năm 2017 sau khi giành HCV giải Pakistan International Series.

Tuy nhiên, một chấn thương nghiêm trọng đã khiến Đức Phát gặp nhiều khó khăn trong hành trình vươn lên. Nuôi quyết tâm trở lại và từ năm 2022, VĐV 26 tuổi bắt đầu vươn lên mạnh mẽ, thậm chí vượt qua thần tượng của mình là Nguyễn Tiến Minh - người vừa là thầy, vừa là bạn đồng hành và là đối thủ trong nhiều năm qua khi tập luyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hành trình chinh phục tấm vé Olympic Paris 2024 của Đức Phát không có sự bứt phá mạnh mẽ như Thùy Linh, VĐV được đánh giá tên tuổi hơn trong làng cầu lông Việt Nam. Nhưng Đức Phát cho thấy sự kiên trì và bền bỉ, tập trung vào những giải đấu vừa sức để tích điểm. Đến năm 26 tuổi, Đức Phát chính thức có vé đến Pháp sau một hành trình gian nan, tưởng chừng phải bỏ cuộc vì chấn thương ở vòng loại.

Với thể hình 1m80 lý tưởng, VĐV đang mang quân hàm trung úy được kỳ vọng có thể gây bất ngờ trong lần đầu dự Thế vận hội. Trước tiên, Đức Phát cần gạt đi những lo lắng, áp lực tâm lý để cố gắng thi đấu tốt từng trận. Cùng với Thùy Linh, Đức Phát tới Pháp từ ngày 21/7 để làm quen và đã sẵn sàng cho các trận chính thức.

Đức Phát tự đánh giá, khi chung bảng K với sự VĐV Prannoy Kumar (hạt giống số 13) và Fabian Roth thì anh có thể đánh bại được Fabian Roth. Anh cho biết: "Tôi đã từng thắng đối thủ người Đức tại giải Ba Lan cách đây hai tháng. Còn tay vợt người Ấn Độ thực sự rất mạnh. Với tinh thần phấn chấn và với sự thoái mái, tôi hy vọng sẽ có kết quả tốt khi tranh tài với đối thủ này".

Ở tuổi 26, Đức Phát đang trong độ chín của sự nghiệp. Đấu trường Olympic là cột mốc đáng nhớ nhưng niềm hy vọng lớn nhất của cầu lông nam Việt Nam cần thể hiện nhiều hơn để chứng tỏ khả năng tiến xa và bước đột phá trong sự nghiệp.

Theo TTXVN

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự