Olympic 2024: Các VĐV Thuỳ Linh, Ánh Nguyệt và Phạm Thị Huệ tiếp tục xung trận
- Cập nhật: Thứ tư, 31/7/2024 | 3:00:15 PM
Sau khi thắng như chẻ tre, khiến đối thủ không có cơ hội gỡ lại với tỉ số 2-0 và điểm số quá cách biệt là 21-6, 21-3, tay vợt cầu lông Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh sẽ có trận đấu tiếp theo vào lúc 13h30 (giờ Việt Nam) ngày 31/7.
Trận đấu giữa Nguyễn Thùy Linh với Beiwen Zhang ở lượt trận cuối bảng K diễn ra ngày 31/7 có ý nghĩa như một trận chung kết, bởi cây vợt nào thắng trong trận đấu này sẽ giành vé tham dự vòng loại trực tiếp. Ảnh: Hoàng Linh/PV TTXVN từ Paris
|
Đối thủ của Thùy Linh trong trận cầu này là Beiwen Zhang (người Mỹ gốc Trung Quốc). Beiwen Zhang được đánh giá là đối thủ rất "khó nhằn" khi đang xếp thứ 11 trên bảng xếp hạng thế giới, trong khi Thùy Linh đang ở hạng 26 thế giới. Tuy nhiên, ở giải Phần Lan mở rộng 2023, Beiwen Zhang từng thua Thùy Linh 1-2 và từ cơ sở này, tay vợt nữ người Phú Thọ có thể hy vọng một chiến thắng tiếp theo trước hạt giống số 9 của Olympic năm nay.
Nếu vượt qua "ngọn núi" Beiwen Zhang, Thùy Linh sẽ đối đầu với tay vợt nhất bảng L, nhiều khả năng là hạt giống số 4 Carolina Marin (Tây Ban Nha, hạng 4 thế giới).
Theo lịch thi đấu của Olympic Paris 2024, cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt cũng sẽ thi đấu ở vòng 1/32 gặp đối thủ Fallah Mobina (Iran) vào lúc 19h43 (giờ địa phương, tức 0h42 ngày 1/8 giờ Việt Nam).
Tay chèo Phạm Thị Huệ cũng bước vào vòng đua xếp hạng từ 13-24 nội dung thuyền đơn nữ hạng nặng lúc 15h14 ngày 31/7 (giờ Việt Nam). Trước đó, ở vòng tứ kết, Phạm Thị Huệ đã về thứ 6 với thành tích 7 phút 56 giây 96. Với thành tích trên, Phạm Thị Huệ xếp thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á và đây cũng là thành tích tốt nhất của cô trong năm nay.
Không thể vào vòng tranh chấp huy chương nhưng sau vòng đua dốc sức này, Phạm Thị Huệ đang nỗ lực để cải thiện thứ hạng trong top 24. Cô sẽ còn 2 lượt đua đòi hỏi ý chí và nghị lực lớn nữa để xếp hạng từ 13-24 tay chèo tại Olympic Paris 2024.
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.