Olympic 2024: Thể thao Đông Nam Á nhọc nhằn tìm huy chương
- Cập nhật: Thứ năm, 8/8/2024 | 3:43:09 PM
Các tuyển thủ Đông Nam Á đối diện hàng loạt thử thách khó khăn ở Olympic và cơn khát huy chương ngày một tăng với nền thể thao của cả khu vực này.
VĐV Panipak Wongpattanakit của Thái Lan giành HCV nội dung Taekwondo hạng cân dưới 49kg nữ tại Olympic Paris 2024 ngày 7/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
|
Tại Olympic Paris 2024, Thể thao Đông Nam Á có 11 đoàn, gồm 182 VĐV tranh tài và hiện mới chỉ giành được 3 HCV, trong đó Philippines mang về 2 HCV (môn Thể dục dụng cụ) và HCV còn lại thuộc về đoàn Thái Lan (môn Taekwondo).
Nhìn từ thực tế tại Olympic Paris 2024 có thể thấy trình độ VĐV của khu vực Đông Nam Á vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước hàng đầu thế giới, đặc biệt ở những bộ môn Olympic thiên về sức mạnh và thể hình như bơi, điền kinh hay đua xe đạp.
Thế mạnh của các quốc gia Đông Nam Á trong suốt chiều dài tham dự các kỳ Thế vận hội có thể tranh chấp huy chương nằm ở các môn như bắn súng, cầu lông, quyền Anh, cử tạ, bóng bàn cùng các môn võ. Trong số này, Indonesia và Malaysia rất mạnh về cầu lông, Thái Lan và Philippines đầu tư cho quyền Anh, còn cử tạ các hạng cân nhẹ cũng là thế mạnh của nhiều nước trong khu vực có khả năng có thể tranh chấp huy chương thế giới.
Các môn Olympic đều cần có một thời gian tích lũy tập luyện rất lâu, đầu tư bài bản. Chính vì vậy, sẽ rất khó cho các quốc gia Đông Nam Á nào muốn giành huy chương nhưng lại không có được mũi nhọn khi bước ra đấu trường thế giới. Những VĐV của tất cả các đoàn đều cần phải đạt chuẩn, đạt thành tích xuất sắc trong bộ môn của mình mới giành được tấm vé đến với sàn đấu Olympic.
Từ đó sẽ thấy muốn đạt kết quả tốt tại các kỳ Olympic, các nước Đông Nam Á cần "cải tiến" triệt để chương trình thi đấu tại các kỳ SEA Games. Cụ thể, SEA Games sẽ chỉ tập trung thi đấu các môn có trong chương trình thi đấu của Olympic và Asiad. Điều quan trọng hơn nữa là ngoài thành tích huy chương, các nội dung Olympic ở SEA Games cần chú trọng nâng chất về thành tích. Có như vậy sẽ giúp phản ánh đúng thực trạng phát triển và giúp thể thao Đông Nam Á tiếp cận với thể thao thế giới trong tương lai gần.
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.