Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch': Nhiều tác phẩm nêu bật vai trò của văn hóa trong đời sống
- Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2024 | 9:16:48 AM
Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” năm nay đã nhận được tổng số 920 tác phẩm dự giải. Đây là số lượng tác phẩm lớn, nhất là đối với một giải báo chí ngành được phát động trong thời gian ngắn. Điều này thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm đặc biệt của các nhà báo, công chúng đối với lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
Các đại biểu dự vòng chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai.
|
Chiều 14/8, Vòng chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai đã được diễn ra. Tham dự và chủ trì vòng chấm chung khảo có nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo; nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đồng Trưởng ban tổ chức giải, Phó Chủ tịch Hội đồng chung khảo; các đồng chí thành viên trong Hội đồng chung khảo giải…
Trước khi bắt đầu vòng chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai, nhà báo Nguyễn Anh Vũ, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa, Phó Trưởng ban tổ chức giải đã thông qua Quyết định thành lập Hội đồng Chung khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”, về danh sách các thành viên Ban tổ chức, thành viên Hội đồng... Nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo đã thông tin về kết quả vòng sơ khảo. Theo đó, vòng chấm sơ khảo diễn ra từ ngày 15/7 đến ngày 24/7/2024. Căn cứ Quy chế chấm giải, các tiểu ban Hội đồng sơ khảo đã tiến hành thẩm định độc lập, khách quan, minh bạch, và thảo luận tập trung, kỹ lưỡng, công tâm để lựa chọn ra những tác phẩm báo chí nổi bật nhất vào vòng chung khảo. Quá trình chấm sơ khảo được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng Thể lệ và Quy chế chấm giải. Hội đồng sơ khảo đã lựa chọn được 119 tác phẩm xuất sắc nhất trình Hội đồng chung khảo, phân bổ theo loại hình báo chí gồm: Báo in chọn 27 tác phẩm; Báo điện tử chọn 26 tác phẩm; Phát thanh chọn 22 tác phẩm; Truyền hình chọn 25 tác phẩm; Báo ảnh chọn 19 tác phẩm. Kết quả sơ khảo được Ban Thư ký tổng hợp, hoàn thiện tài liệu đầy đủ và được gửi tới các thành viên Hội đồng chung khảo sớm, tạo điều kiện tốt hơn cho Hội đồng chung khảo nghiên cứu, thẩm định tác phẩm. Theo đánh giá của Hội đồng sơ khảo, tác phẩm dự Giải không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về đề tài, mà còn đạt chất lượng chuyên môn tốt, quy tụ được nhiều cơ quan báo chí lớn, nhỏ ở cả Trung ương và địa phương. Các tác phẩm đều bám sát các chủ đề lớn, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của năm 2023 – 2024 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Có một số thể loại có nội dung khá tốt, như truyền hình, thể loại này là những tác phẩm bám sát hơi thở của cuộc sống, đặc biệt là làm nổi bật vị trí, vai trò, thành tựu của sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trong tiến trình đi lên của đất nước. Thể loại báo điện tử, năm nay có sự tham gia của nhiều tạp chí thể hiện sự lan tỏa của Giải, tính bao quát, tính lý luận về các vấn đề văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình... Sự tham gia của nhiều tạp chí đã mang lại sự phong phú, đa dạng cho các bài dự thi. Chia sẻ tại buổi làm việc, nhà báo Lê Quốc Minh cho biết: Báo chí đã nêu bật vai trò của văn hóa trong đời sống, các cơ quan báo chí truyền thông đã luôn quan tâm về lĩnh vực này. Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” làm thúc đẩy các cơ quan báo chí quan tâm, đầu tư hơn về lĩnh vực này bên cạnh rất nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Từ giải thưởng lần thứ nhất, trong lần này các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đã quan tâm và dành nhiều thời lượng cho lĩnh vực này. "Các tác giả, nhóm tác giả tham dự Giải báo chí về văn hóa lần này có số lượng khá lớn, hơn 900 tác phẩm, số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Các chủ đề về văn hóa khá đa dạng, có những tác phẩm mang tính định hướng của Đảng và nhà nước về công tác văn hóa tư tưởng cho đến lĩnh vực cụ thể của đời sống văn hóa, từ vĩ mô đến vi mô về lĩnh vực văn hóa. Từ văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại, du lịch, thể thao...và rất nhiều mảng đã được đề cập đến trong những tác phẩm tham dự giải năm nay”, nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ. Tại Vòng chấm chung khảo lần này Hội đồng chung khảo sẽ dành thời gian thảo luận, chấm, bỏ phiếu và sẽ thống nhất trao giải thưởng ở các thể loại. Ngoài ra, giải tập thể được sẽ được trao cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự giải, đạt kết quả cao. Kết quả của Vòng chung khảo sẽ được công bố tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai, diễn ra vào tối 28/8/2024, tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.