Pháp chuẩn bị cho Thế vận hội người khuyết tật Paralympic Paris

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2024 | 10:07:58 PM

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau khi lễ bế mạc Olympic 2024 ở sân vận động Stade de France khép lại, thủ đô Paris đang ráo riết chuẩn bị để chào đón 180 đoàn vận động viên khuyết tật đến thi đấu từ 28/8 - 9/9.

Trụ sở Ủy ban tổ chức Olympic Paris 2024 và Paralympic Paris 2024 tại Saint-Denis, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trụ sở Ủy ban tổ chức Olympic Paris 2024 và Paralympic Paris 2024 tại Saint-Denis, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Dự kiến, lễ khai mạc Paralympic sẽ diễn ra vào ngày 28/8 với sự tham dự của 180 đoàn diễu hành từ đại lộ Champs-Elysées đến quảng trường Concorde. Trong 12 ngày, khoảng 4.400 vận động viên sẽ thi đấu ở 22 môn tại 18 địa điểm. Những biểu tượng của Olympic và Paralympic Paris 2024 vẫn tiếp tục tô điểm cho đường phố Paris. Linh vật vẫn là hình chiếc mũ Phrygian, nhưng chạy bằng một chiếc chân giả, tượng trưng cho người khuyết tật.

Chia sẻ với báo giới, ông Tony Estanguet, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Paris 2024 khẳng định: "Paralympic quan trọng không kém gì Olympic".

Ông Andrew Parsons, Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế ví sự kiện như "trận đấu lượt về" và hứa hẹn sẽ không kém phần tuyệt vời. Riêng bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, nhấn mạnh rằng sự kiện thậm chí sẽ còn "tuyệt vời hơn về mặt cảm xúc". Bà cho biết sự kiện Paralympic năm nay sẽ có nhiều quốc gia tham gia hơn, nhiều địa điểm thi đấu hơn và nhiều vé được bán hơn.

Giống như Olympic Paris, các sự kiện Paralympic sẽ diễn ra chủ yếu ở Paris và các khu vực lân cận. Trừ các trường đấu ở quảng trường Concorde bị dỡ bỏ để dành không gian cho lễ khai mạc, 18 khu vực thi đấu được dựng ở các địa điểm danh lam thắng cảnh của Paris vẫn được duy trì. Ví dụ như lâu đài Grand Palais được thiết kế để làm đấu kiếm cho xe lăn, bảo tàng Invalides vẫn dành cho môn bắn cung, Arena Champ-de-Mars là nơi thi đấu của môn judo người khuyết tật và bóng bầu dục cho xe lăn. Còn sân vận động ở chân tháp Eiffel là nơi diễn ra môn bóng đá dành cho người khiếm thị. 

Làng Olympic tiếp tục đón các vận động viên khuyết tật. Ngay từ khi thiết kế, ngôi làng này đã được bố trí để tạo điều kiện cho người khuyết tật hoàn toàn có thể tiếp cận được: cửa và ban công rộng hơn tiêu chuẩn thông lệ, thiết bị sử dụng trong nhà đều bố trí phù hợp với người khuyết tật. Việc tiếp cận các không gian công cộng đã được thiết kế để dễ dàng di chuyển với độ dốc thoải, ánh sáng và biển báo phù hợp.

Liên quan đến việc bán vé, theo Ban tổ chức, hiện mới có 1,3 triệu vé được mua so với tổng số 2,8 triệu vé dự kiến bán ra, do cổ động viên ít nhiệt tình hơn so với các sự kiện của Olympic. Đây là mối lo ngại đối với những người làm công tác tổ chức sự kiện. Ban tổ chức Olympic và Paralympic cho biết khoảng 100.000 vé giá 15 euro và hơn 300.000 vé giá 25 euro vẫn đang được bán. Các cơ quan quản lý Olympic như Tòa thị chính Paris đang trông chờ vào mối quan tâm của các cổ động viên cũng như sự trở lại của người dân Paris sau kỳ nghỉ. Gần 300.000 chỗ đã được dành riêng cho người khuyết tật và những người đi cùng họ.

Việc Thế vận hội người khuyết tật diễn ra trùng với thời điểm bắt đầu năm học sẽ khiến mạng lưới giao thông công cộng vùng Ile-de-France một lần nữa tăng cao. Dự kiến mỗi ngày sẽ có khoảng 6,5 triệu người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trong đó có cả khách du lịch và nhân viên đến nơi làm việc. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Patrice Vergriete đảm bảo ngoài 19.000 nhân viên đang làm việc, ngành giao thông sẽ bổ sung thêm 2.000 tình nguyện viên để giúp giải quyết tình trạng giao thông quá tải này. Riêng các bến tàu được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc thi Paralympic đã được ưu tiên nâng cấp, trong đó chú trọng tăng cường các phương tiện và nhân viên hỗ trợ người khuyết tật về khả năng vận động (Assist'enGare) cũng như giải pháp liên lạc (Acceo) dành cho khách hàng khiếm thị hoặc khiếm thính.

Theo TTXVN

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự