Truyền thông Nga đưa tin tích cực về cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 31/8/2024 | 3:08:04 PM

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 30/8, tạp chí của Trung tâm Dự báo địa chính trị, có địa chỉ trang web geofor.ru, đã đăng tải bài viết của tác giả Anton Bredikhin, chuyên gia cao cấp của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, đánh giá về cuộc chiến chống tham nhũng và những điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Việt Nam.

Bài viết đăng tải trên Tạp chí Khoa học của Trung tâm Dự báo địa chính trị. Ảnh: TTXVN phát
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Khoa học của Trung tâm Dự báo địa chính trị. Ảnh: TTXVN phát

Bài viết trên geofor.ru có nhan đề "Việt Nam: Cuộc chiến chống tham nhũng và tính trung lập” nhấn mạnh cuộc chiến chống tham nhũng quy mô lớn ở Việt Nam, không những không gây mất ổn định tình hình chính trị trong nước, mà ngược lại, nhờ những hành động kiên quyết chống tham nhũng, lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định đường lối xây dựng bộ máy chính quyền đủ năng lực, vững mạnh và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng tới xây dựng một môi trường kinh tế minh bạch, lành mạnh. Để thực hiện đường lối đó, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nhân sự có trình độ cao, đi đôi với việc kiểm tra, giám sát toàn diện.

Trong lĩnh vực kinh tế, tác giả Bredikhin khẳng định chính cuộc chiến chống tham nhũng tích cực và kiên quyết đã góp phần mang tới một nền kinh tế phát triển tích cực trong khu vực. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và chi phí lao động tương đối thấp so với mức tiêu chuẩn của khu vực, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều đầu tư nước ngoài mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 6,42%, chỉ đứng sau mức tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong cả giai đoạn 2020-2024. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%.

Trong định hướng phát triển nền kinh tế, năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã công bố chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, nhằm mục đích tăng tỷ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số từ 14% lên 20% vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng đang nỗ lực tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp và đảm bảo an ninh mạng, cũng như xây dựng các cơ chế quản lý pháp lý và đào tạo nhân sự có trình độ. Hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam đã có sự tăng trưởng theo cấp số nhân, biến đất nước thành một trung tâm năng động về đổi mới và phát triển phần mềm. Điển hình, lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam đang phát triển do mức độ ứng dụng thông tin di động cao và việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng. Lĩnh vực này dự kiến sẽ đạt giá trị 7,8 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình năm trên 30% trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2025, mang đến cơ hội đáng kể cho các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh như vậy, ngày 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII đã bầu đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi phát biểu về những ưu tiên trên cương vị mới, Tân Tổng Bí thư Việt Nam nhấn mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được thực hiện theo phương châm "không ngừng nghỉ, không có vùng cấm”. Quan điểm này mang đến sự kỳ vọng giúp môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ ngày càng minh bạch, lành mạnh và dễ dự đoán, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có nhà đầu tư Nga.

Liên quan đến quan hệ giữa LB Nga và Việt Nam, tác giả đánh giá cao chính sách nhất quán của Hà Nội là coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Moskva. Bài viết cũng trích dẫn đánh giá của một số chuyên gia Việt Nam học tại Nga cho biết việc đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của đất nước cũng như phát triển quan hệ giữa hai nước.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự