Google đối mặt với vụ kiện chống độc quyền nhằm vào quảng cáo

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2024 | 3:36:29 PM

Tuần tới, gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến Google thuộc tập đoàn Alphabet sẽ đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền thứ hai tại Mỹ, trong đó Bộ Tư pháp nước này cáo buộc Google đã lạm dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số, gây thiệt hại cho các nhà xuất bản tin tức và làm giảm tính cạnh tranh trong ngành.

Biểu tượng Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Biểu tượng Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN

Vụ kiện này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn. Trước đó, vào tháng 8, Google đã thua một vụ kiện khác khi bị kết tội độc quyền thị trường tìm kiếm.

Trong khi vụ kiện trước đó tập trung vào công cụ tìm kiếm Google, vụ kiện mới này sẽ đi sâu vào hệ thống quảng cáo phức tạp của công ty. Google đã xây dựng một đế chế quảng cáo khổng lồ, chiếm hơn 75% trong tổng số 307,4 tỷ USD doanh thu của công ty . Hệ thống này kết nối các nhà xuất bản trang web với các nhà quảng cáo, tạo ra một vòng luân chuyển tiền khổng lồ.

Bộ Tư pháp cáo buộc Google đã lạm dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường máy chủ quảng cáo với tỷ lệ chiếm lĩnh là 91%, mạng quảng cáo và trao đổi quảng cáo chiếm lĩnh 85%, qua đó loại bỏ sự cạnh tranh và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Tuy nhiên, Google đã bác bỏ các cáo buộc này, cho rằng họ không vi phạm luật chống độc quyền và các sản phẩm của họ vẫn có thể tương tác với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Công ty khẳng định rằng thị phần của họ không lớn như Bộ Tư pháp cáo buộc, chỉ chiếm khoảng 30% và cho rằng cạnh tranh trong ngành quảng cáo vẫn rất khốc liệt.

Vụ kiện chống độc quyền đối với Google cũng đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của ngành báo chí. Việc Google thống trị thị trường quảng cáo đã khiến nhiều tờ báo phải đóng cửa hoặc bán lại. Bộ Tư pháp cho rằng sự tập trung quá lớn quyền lực trong tay Google đã làm suy yếu đa dạng hóa nguồn tin và gây hại cho người tiêu dùng.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự