Ứng dụng AI thay thế người dẫn chương trình, đáng mừng hay đáng lo?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/9/2024 | 2:56:49 PM

Hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới đang sử dụng những người dẫn chương trình được tạo ra bởi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế cho người thật. Tuy nhiên theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: “Thay vì loay hoay nghĩ đến câu chuyện liệu có mất việc làm vào AI? thì hãy nghĩ xem tận dụng AI như thế nào để đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất”.

Tại Đài Truyền hình Việt Nam, dựa trên dữ liệu của một Biên tập viên thật, xây dựng một Biên tập viên AI mô phỏng lại ngữ điệu, giọng đọc, biểu cảm, cử động khuôn mặt. Ảnh: VTV
Tại Đài Truyền hình Việt Nam, dựa trên dữ liệu của một Biên tập viên thật, xây dựng một Biên tập viên AI mô phỏng lại ngữ điệu, giọng đọc, biểu cảm, cử động khuôn mặt. Ảnh: VTV

Ứng dụng AI có thay thế được người dẫn chương trình?

Thông thường một cơ quan báo chí để tạo ra tác phẩm truyền hình hoàn chỉnh sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức, nhất là việc cạnh tranh thông tin ngày càng nhanh của các nền tảng khác. Thấy được hạn chế đó, mới đây nhiều cơ quan báo chí truyền hình đã áp dụng công nghệ và AI trong quá trình sản xuất tác phẩm báo chí.

Ở nhiều Đài truyền hình ở các quốc gia trên thế giới đã cho ra mắt các người dẫn chương trình (MC) dựa trên công nghệ của AI. Từ năm 2022 đến nay các Đài truyền hình lớn ở Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã phát triển các MC AI cho các chương trình truyền hình của mình. Khán giả được xem MC AI trình bày các bản tin thời sự.

Đối với trong nước, hiện nay cơ quan báo chí đã áp dụng công nghệ để chuyển đổi băng video, ghi âm thành văn bản, chuyển các nội dung họp online thành văn bản. Đặc biệt là xây dựng một MC ảo biết đọc bản tin chính xác, dẫn chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Không vấp và sai lỗi chính tả, các MC này được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, tin tức phải cập nhật liên tục mà không có MC hoặc phát thanh viên.

Biên tập viên, MC Trương Việt Phong - Truyền hình Quốc hội Việt Nam cho biết, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra người mẫu, phát thanh viên hay người dẫn chương trình ảo đang là xu hướng phổ biến, giúp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà trước đây phải tốn nhiều thời gian, chi phí mới có thể thực hiện được. Đã có những chương trình mà MC ảo dẫn ở nhiều cơ quan báo chí trong nước cũng như quốc tế tạo ra được tiếng vang. Mang lại hiệu quả truyền thông tốt, được nhiều người quan tâm đến.

Ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam thì chia sẻ, hiện AI được ứng dụng rộng rãi trong truyền hình. AI giúp hỗ trợ sản xuất nội dung truyền hình bằng cách tạo được các đoạn phim truyền hình từ việc mô tả bằng văn bản. Trong đó, AI có khả năng tạo ra các MC phát chương trình thời tiết.

Ông Nguyễn Trường Giang cho biết thêm, hiện nay tại Đài Truyền hình Việt Nam AI đang được ứng dụng rất hữu ích trong việc bóc băng tự động hỗ trợ tích cực cho việc tác nghiệp của các phóng viên, tiết kiệm được thời gian làm hậu kỳ, đáp ứng đòi hỏi tính cập nhật nhanh đối với các tin bài thời sự. Ngoài ra, AI còn tự động hóa trích xuất dữ liệu, tự động tạo lập phụ đề của video theo timecode, biết tóm tắt nội dung của video và trích xuất từ khóa nổi bật của video.

Đài Truyền hình Việt Nam đã dùng AI để tạo ra MC ảo. Dựa trên dữ liệu của một Biên tập viên thật, xây dựng một Biên tập viên AI mô phỏng lại ngữ điệu, giọng đọc, biểu cảm, cử động khuôn mặt (Avatar hoặc người ảo). Giao cho MC ảo đoạn tin tức, sẽ tạo ra đoạn video với hình ảnh đọc tin tức giống như biên tập viên thật.

"Có thể nói, việc ứng dụng AI trong truyền hình là khả thi và cũng là xu hướng tất yếu. Các cơ quan báo chí có thể ứng dụng AI trong tất cả các khâu từ lên ý tưởng nội dung, đến kỹ thuật sản xuất chương trình để tăng chất lượng nội dung, tốc độ, độ chính xác…trong sản xuất chương trình”, ông Nguyễn Trường Giang chia sẻ.

Tận dụng ưu điểm, hạn chế nhược điểm

Không thể phủ nhận ưu điểm của người dẫn chương trình ảo đó là có thể làm việc liên tục mà không cần nghỉ ngơi, chi phí thấp, giúp nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí sản xuất chương trình truyền hình.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc sử dụng người dẫn chương trình ảo với giọng đọc bằng máy sẽ làm mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn của các chương trình truyền hình. Người xem sẽ cảm thấy nhàm chán khi không còn nhìn thấy được những biểu cảm thực sự của con người trước những tin tức, vấn đề đang được dư luận quan tâm hoặc gây sốc.

ung dung ai thay the nguoi dan chuong trinh dang mung hay dang lo hinh 2Một BTV ảo được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo của báo Lao Động. Ảnh: LĐO

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trưởng bộ phận nội dung số, Trung tâm Tin tức, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) chia sẻ: "Ở HTV chúng tôi có dùng AI để tạo ra người dẫn chương trình nhưng chỉ mang tính chất minh họa, mỗi phóng viên khi lên hình về một vấn đề, sự kiện nào đó thì MC đó vẫn đi ra ngoài tác nghiệp. Để có được thông tin, hình ảnh một cách đầy đủ chính xác người MC phải đi đến tận nơi đó. Vì thế hiện nay mặc dù Đài sử dụng khá nhiều AI ở nhiều khâu nhưng các MC, BTV của Đài vẫn luôn làm việc và cống hiến hết mình.

Một số chương trình Đài sử dụng AI làm người dẫn chương trình, nhưng đều gắn nhãn lên màn hình là người dẫn chương trình ảo đang đọc, để người xem dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên qua thử nghiệm chúng tôi nhận thấy người dẫn chương trình ảo không tạo ra sự hứng thú, vui vẻ cho khán giả. Các phóng sự truyền hình của Đài vẫn luôn ưu tiên các người dẫn chương trình truyền hình trực tiếp, thậm chí tại chính hiện trường để có những thông tin hình ảnh chất lượng và chân thật nhất.

Chia sẻ về vấn đề này, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Ở một số nước phát triển người dẫn chương trình do AI tạo ra có khả năng diễn xuất, trả lời các câu hỏi, kèm biểu cảm các cơ mặt chuyển động, có cảm xúc, tay chân hoạt động như người thật. Người dẫn chương trình thật sẽ trao đổi trực tiếp với MC ảo.

Đối với các cơ quan báo chí trong nước thường ở cấp độ sơ khai hơn, chúng ta sử dụng AI đọc lời thoại, phụ đề dựa trên sự chuẩn bị nội dung từ bản tin được soạn sãn. Việc này được dùng dễ dàng và khá phổ biến.

Nói về việc, liệu các MC ảo có thay thế được người dẫn chương trình thật, nhà báo Lê Quốc Minh đánh giá: Các MC thật với ngoài hình thức ngoại hình ưa nhìn, giỏi về chuyên môn, có biểu cảm, cảm xúc vẫn thu hút được người xem hơn. Chúng tôi cho rằng MC là công việc mang tính sáng tạo, mang tính ứng biến những thứ mà MC ảo chưa thể thay thế được trong tương lai gần.

"Các biên tập viên đừng loay hoay nghĩ đến câu chuyện liệu có mất việc làm dẫn chương trình vào AI hay không? mà cần hiểu về nó, biết được ưu điểm, nhược điểm và nghĩ xem tận dụng AI bằng cách nào. Máy móc công nghệ giỏi trong công việc gì, trong tình huống nào thì biên tập viên có thể tận dụng ở khâu đó. Tất cả để công việc của mình đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sản xuất”, nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh.


 
Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự