AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/10/2024 | 5:19:35 PM

Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10, trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo của ngành truyền thông báo chí, đem đến các động lực sản xuất mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và mang lại triển vọng đầy hứa hẹn cho ngành.

Tại Hội nghị Truyền thông Thế giới lần thứ 6 đang diễn ra ở thủ phủ Urumqi của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, nhóm chuyên gia đã công bố báo cáo mang tên "Trách nhiệm và sứ mệnh của phương tiện truyền thông báo chí trong kỷ nguyên AI”. Báo cáo nêu bật những đột phá liên tục trong ứng dụng công nghệ AI, như tương tác bằng giọng nói và tạo hình ảnh. Ngành truyền thông tại một số quốc gia và khu vực đang dần chuyển từ sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ thành động lực cốt lõi cho hoạt động.

Theo báo cáo, AI đang thúc đẩy năng suất trong ngành truyền thông báo chí, nâng cao khả năng thu thập, sản xuất, phân phối và đánh giá nội dung. AI hỗ trợ thu thập thông tin cơ bản, đề xuất các nguồn tin và địa chỉ liên hệ cũng như xác minh thông tin, qua đó cung cấp cho biên tập viên nhiều thông tin có giá trị hơn và nhiều góc nhìn đa dạng hơn. Các công nghệ như bot viết và trợ lý sáng tạo AI giúp những người làm công tác truyền thông thực hiện một số công việc đơn giản và có tính chất lặp lại.

Bên cạnh đó, AI tận dụng dữ liệu liên kết rộng lớn để giúp các tổ chức truyền thông hiểu biết sâu sắc hơn, xây dựng hồ sơ người dùng và tăng cường kết nối với độc giả để truyền tải nội dung chính xác hơn. Báo cáo cũng lưu ý công nghệ AI giúp nâng cao năng lực quản lý phương tiện truyền thông bằng cách đánh giá hiệu quả truyền thông và phân tích dữ liệu chính xác.  

Tuy nhiên, báo cáo công bố kết quả thăm dò gần đây do nhóm nghiên cứu thực hiện cho thấy đa số các tổ chức truyền thông trên toàn thế giới bày tỏ lo ngại về độ tin cậy của AI tạo sinh.

Cuộc thăm dò được thực hiện bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Pháp đối với các tổ chức truyền thông tại 53 quốc gia và khu vực. Khi được hỏi về các vấn đề vướng mắc hoặc dự kiến gặp phải với AI tạo sinh, 76,4% bày tỏ lo ngại về nguy cơ thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo. Trong khi đó, 61,1% số người được hỏi viện dẫn "vấn đề bản quyền và trách nhiệm pháp lý” là mối lo ngại lớn thứ 2 của họ.

Khi xem xét tác động của AI tạo sinh đối với độ tin cậy của ngành truyền thông trong 3 - 5 năm tới, kết quả thăm dò cho thấy 36,4% số người được hỏi tỏ ra bi quan, cao hơn so con số 24,1% thể hiện sự lạc quan. Trong khi đó, 39,5% có quan điểm trung lập về vấn đề này.

Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu dự đoán đa số các tổ chức truyền thông toàn cầu có thể sẽ chỉ sử dụng AI tạo sinh để hỗ trợ một phần nhỏ trong quá trình sản xuất nội dung.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Thăng Long phục vụ thiếu nhi hè 2024. Ảnh: TTXVN phát

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự