A.I sẽ làm ‘thui chột’ khả năng viết của con người trong 20 năm tới
- Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2024 | 3:02:51 PM
Chuyên gia máy tính kiêm tác giả sách Paul Graham cảnh báo sẽ không còn quá nhiều người còn khả năng viết trong 20 năm tới.
![]() |
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ cho phép con người khai thác kỹ năng viết và nội dung từ AI. Ảnh minh hoạ: Getty Images
|
Theo nhà đầu tư kỳ cựu đang là đồng sáng lập công ty vốn Y Combinator, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho công việc viết lách tại nơi làm việc và trường học sẽ dẫn tới hệu quả phần lớn mọi người mất dần kỹ năng này trong một vài thập kỷ tới. Thậm chí, nó còn gây vấn đề nghiêm trọng hơn khi viết đồng nghĩa với tư duy.
"Để có thể viết hay, bạn phải có lối tư duy mạch lạch. Rõ ràng để tư duy mạch lạc thì là một điều rất khó, nên không phải ai cũng viết hay”, ông Graham giải thích trên một bài luận đăng trên mạng xã hội tuần trước.
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của công nghệ cho phép con người khai thác kỹ năng viết và nội dung từ AI. Theo chuyên gia máy tính Graham, con người không cần phải thực sự học cách hành văn hay hoặc thuê một ai đó viết hộ nội dung, hay lo lắng vấn đề đạo nhái vì giờ có sự xuất hiện của AI.
"Tôi thường xuyên không đưa quá nhiều dự đoán về công nghệ, nhưng tôi tin rằng chỉ trong một vài chục năm tới, sẽ không còn nhiều người biết viết”, ông Graham nhấn mạnh.
Việc công nghệ thay thế cho một kỹ năng không phải là chuyện hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ông Graham cảnh báo mất đi khả năng viết hay đối với con người là một xu hướng tồi tệ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng Giáo dục Kỹ thuật số, khoảng 86% học sinh, sinh viên sử dụng AI trong quá trình học tập. Trong khi 28% trong số họ sử dụng công nghệ để viết lại các tài liệu, thì 24% học sinh, sinh viên sử dụng AI để tạo bản thảo đầu tiên khi được yêu cầu viết luận.
Năm 2023, sự việc về lạm dụng trí tuệ nhân tạo tại một trường đại học Nga đã gây chú ý khi một sinh viên chỉ mất 23 tiếng đồng hồ hoàn thành luận văn thay vì hàng tuần như các sinh viên khác.
Đại học Nhân văn Nga (RGGU) đã kêu gọi sinh viên hạn chế truy cập ChatGPT – một công cụ tìm kiếm trang bị AI - sau khi một sinh viên đã trình bày thành công luận văn tốt nghiệp do chương trình này viết. Sinh viên nàyđã đăng bài viết lên Twitter, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp. Trong bài đăng, sinh viên này giải thích làm cách nào để lách được một số hạn chế về độ dài bài viết cũng như cách sử dụng chương trình để có được một luận văn mạch lạc.
Luận án của sinh viên này đã được trình bày trước trường và đạt điểm thông qua. Người này chỉ mất khoảng 23 giờ để viết luận văn trong khi những sinh viên khác phải mất hàng tuần để hoàn thành.
RGGU lên tiếng chỉ trích hành động của sinh viên và kêu gọi các cơ sở giáo dục hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT."Nhiều thập kỷ trước, các trường đại học phải đối mặt với một vấn đề nhức nhối là đạo văn và tình trạng vay mượn ý tưởng. Giờ đây, cộng đồng giáo dục tiếp tục đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động khoa học và giáo dục”, RGGU nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Các tin khác

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

Ngày 10/3, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thử nghiệm mới về công nghệ truyền thông vào không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam nước này.