Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên thu tiền dạy thêm học sinh chính khóa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/1/2025 | 3:45:43 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên dạy thêm học sinh của mình trên lớp nhưng lại cấm thu tiền, còn trường học chỉ được dùng ngân sách dạy thêm cho ba nhóm.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP Hồ Chí Minh.

Nội dung trên nằm trong thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chiều 3/1.

Cụ thể, giáo viên được tham gia dạy thêm ngoài trường, nhưng không được thu tiền của học sinh mà mình đang dạy trên lớp.

Trước đó, thông tư cũ chỉ nêu giáo viên được dạy thêm học sinh chính khóa bên ngoài trường, nếu được sự đồng ý của hiệu trưởng. Hôm 24/8, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục phổ thông, nhìn nhận vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù không muốn. Do đó, thông tư mới nhằm khắc phục điểm bất cập này.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn kỹ năng sống. Giáo viên ở các trường công lập không được quản lý, điều hành dạy thêm ngoài trường, mà chỉ được tham gia dạy thêm. Khi đó, giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm.

Học phí học thêm ngoài trường do phụ huynh, học sinh thỏa thuận với cơ sở dạy thêm.

Với dạy thêm trong trường, thông tư mới cũng yêu cầu không thu tiền, và chỉ dành cho ba nhóm: có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Học sinh muốn học thêm trong trường cần làm đơn đăng ký, mỗi lớp không quá 45 em. Với mỗi môn học, trường không được dạy thêm quá hai tiết một tuần. Kinh phí tổ chức dạy thêm lấy từ ngân sách.

Đây cũng là điểm mới, bởi hiện tại các trường vẫn tổ chức dạy và thu tiền, mức thu theo quy định của HĐND cấp tỉnh.

Chia sẻ về điểm mới này, Bộ cho biết ba nhóm học sinh nói trên thuộc trách nhiệm phải bồi dưỡng của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, đồng thời bảo đảm quyền lợi của học sinh.

Theo Bộ, thông tư mới được xây dựng trên ba quan điểm chính. Thứ nhất là bảo đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của giáo viên và học sinh. Hai là bảo đảm dạy thêm, học thêm không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa. Ba là ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm ở các lớp do nhà trường, giáo viên tổ chức, dù không có nhu cầu.

Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ 14/2.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Tháp canh Cầu Bà Kiên không chỉ là một địa danh, mà còn là nơi khai sinh một chiến thuật quân sự huyền thoại - lối đánh đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, dấu ấn Bộ đội Đặc công vẫn in đậm trong trang sử vàng.

Hội viên phụ nữ huyện Lạng Giang đồng diễn dân vũ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2025), hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Giang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Nghẹn ngào tưởng niệm 119 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Nhân kỷ niệm 119 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhiều lớp thế hệ đã tụ họp tại không gian văn hóa Phạm Văn Đồng ấm cúng, ôn lại những ngày tháng hào hùng và tưởng nhớ, tri ân người con vĩ đại của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục