Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2022 | 4:03:13 PM

Theo một số đại biểu Quốc hội, việc nghiên cứu phương pháp có sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, góp phần phát triển xã hội theo hướng công bằng, dân chủ và bền vững, cũng như bảo đảm các quy hoạch được ban hành sát với mong muốn, nhu cầu của người dân.

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận, sáng 30/5. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận, sáng 30/5. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Sáng 30/5, sau khi nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về nội dung trên, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trong thời gian tới.

Đa dạng hóa hình thức lấy ý kiến người dân

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Đoàn giám sát, cho rằng trong thời gian qua, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp luật còn quy định chưa chặt chẽ về việc lấy ý kiến cộng đồng, chưa có tiêu chí lựa chọn các nhóm cộng đồng phù hợp…

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến cộng đồng, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong lập quy hoạch nói chung, trong đó có quy hoạch đô thị, đại biểu Thạch Phước Bình nhấn mạnh, cần thiết phải xây dựng năng lực đồng bộ cho tất cả các bên liên quan trong thực hiện quy hoạch, đặc biệt là năng lực quản lý của cấp chính quyền đô thị.

Đại biểu đề xuất một số giải pháp, như: hoàn thiện quy định pháp luật, cụ thể hóa các quy định về tổ chức thực hiện, làm rõ cơ chế đại diện cộng đồng; cần nhìn nhận đại diện cộng đồng là những người có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, được cộng đồng tín nhiệm và có thể đại diện cho tiếng nói của họ.

Quy trình thực hiện lấy ý kiến cộng đồng, cách thức tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm phản ánh trung thực nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, cần bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính quy định về kinh phí cho việc lấy ý kiến cộng đồng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng về việc tham gia vào quá trình lập quy hoạch; xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên để cộng đồng được tham gia hiệu quả...

Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch -0
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) phát biểu thảo luận. (Ảnh: quochoi.vn)

Theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng), các quy định hiện nay chưa có tiêu chí hay hệ thống các giá trị để giúp người dân tham gia đóng góp ý kiến đánh giá cho các đồ án quy hoạch. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng còn khá chung chung. Vai trò của cộng đồng chưa được quy định rõ.

Có đến 4 chủ thể liên quan quy hoạch là nhà nước, tư vấn, chủ đầu tư và người dân, nhưng luật vẫn chưa quy định rõ biện pháp chế tài nào, nếu ai sai thì bị xử lý ra sao, mức độ xử lý đến đâu. Bên cạnh đó, luật cũng chưa quy định được cơ chế thương thuyết và giải quyết các vướng mắc của người dân nếu người dân chưa hài lòng với cách giải quyết của chính quyền.

Để thực hiện công tác quy hoạch có hiệu quả, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị cần phải thể chế hóa việc lấy ý kiến của cộng đồng, cơ chế phản hồi và giải trình trước sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần đề xuất các yêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với kiến thức, kỹ năng của nhà tư vấn, nhà quản lý khi áp dụng thực hiện các quy trình có sự tham gia của cộng đồng.

Nhấn mạnh bản quy hoạch tốt nhất là bản quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân, đại biểu cho rằng các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập quy hoạch không chỉ làm đúng theo quy định của pháp luật về công bố thông tin, lấy ý kiến người dân, mà còn tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm phân bố dân cư để có biện pháp đưa thông tin đến người dân một cách phù hợp nhất. Cùng một nội dung, nhưng cần có kế hoạch tổ chức thông tin lấy ý kiến người dân bằng nhiều hình thức phát khác nhau, phù hợp từng nhóm dân cư.

Khẩn trương ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Lê Văn Dũng (Quảng Nam) chỉ ra rằng, trong thời gian qua, các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn còn hình thức, tính khả thi không cao, thiếu đồng bộ với quy hoạch ngành có liên quan; việc điều chỉnh quy hoạch không theo nhu cầu khách quan, chạy theo dự án, xa rời thực tiễn.

Công tác quy hoạch vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, nguồn vốn, và về đơn vị tư vấn, dẫn đến chất lượng quy hoạch thấp. Đại biểu đề nghị thời gian tới, Chính phủ khẩn trương ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, khẳng định đây sẽ là nền tảng cốt lõi nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kết nối hệ thống quy hoạch trong cả nước.

Trước khi Quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành, đại biểu đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban nhằm hạn chế mâu thuẫn và giải quyết các bất cập, vướng mắc phát sinh trong lúc chờ sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch cần yêu cầu Chính phủ cơ bản hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành hạ tầng chủ chốt trong năm 2022.

Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch -0
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu thảo luận. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia nên bao gồm những nội dung mang tính định hướng về phát triển không gian kinh tế-xã hội, phát triển không gian biển, sử dụng đất quốc gia.

Đồng thời, xem xét lồng ghép quy hoạch để bổ sung định hướng phát triển không gian ngầm và quy hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; cũng như quan tâm vấn đề quy hoạch phát triển mạnh mẽ du lịch biển gắn với chủ quyền biển đảo.

BD- Theo ND ĐT

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu chủ trì hội nghị.

Ngày 4/12, Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sáng 4/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XII ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18-NQ/TW), chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải từ Bắc đến Nam. Mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân dân hai nước luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi để xây dựng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự