Xây dựng văn kiện Đảng bộ tỉnh toàn tập: Công trình có giá trị khoa học, thực tiễn to lớn

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2024 | 3:50:23 PM

Để ghi lại chặng đường xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh; hệ thống hóa đầy đủ, đồng bộ các văn kiện Đại hội và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ từ Đại hội lần thứ nhất đến Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; hình thành bộ tài liệu gốc có tính hệ thống, ngày 12/8/2021, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU về sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, biên tập, số hóa Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập.

Một góc TP Bắc Giang.
Một góc TP Bắc Giang.

Bắc Giang là vùng đất cổ, có lịch sử hào hùng, oanh liệt hàng ngàn năm, gắn bó với sự hình thành, phát triển của đất nước. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Bắc Giang luôn được coi là "phên dậu”, là một trong "tứ trấn” trọng yếu của đất nước. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vùng đất Bắc Giang đã thường xuyên là địa bàn diễn ra chiến sự ác liệt, chống các thế lực phản động và ngoại bang xâm lược; do đó, nơi đây đã sớm hun đúc truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Hầu hết các trận quyết chiến chống quân xâm lược phương Bắc đều diễn ra trên mảnh đất này. Và khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, điển hình là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đứng lên chống thực dân Pháp.

Đặc biệt, từ khi có chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được thành lập (tháng 6/1945), phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Giang bước sang một thời kỳ mới. Bắc Giang là một trong những tỉnh tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công sớm nhất trong toàn quốc. Sau khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân tỉnh Bắc Giang lại tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc; 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã huy động hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong ra mặt trận; đóng góp hàng triệu ngày công phục vụ tiền tuyến, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm để nuôi quân đánh giặc... góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quân và dân Bắc Giang tiếp tục nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tích cực đóng góp sức người, sức của tham gia kháng chiến. Trên tiền tuyến, nhiều người con của Bắc Giang đã lập công xuất sắc và hàng vạn người con Bắc Giang đã hy sinh anh dũng; nhiều tên đất, tên người đã mãi tạc vào lịch sử, làm vẻ vang truyền thống quê hương Bắc Giang cách mạng, kiên cường.

 

Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập phản ánh đầy đủ, sinh động, khách quan quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh; đồng thời phản ánh những chủ trương, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh vực ở từng thời kỳ cách mạng.

Sau khi đất nước được thống nhất đến nay, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân tỉnh nhà chủ động vượt qua mọi khó khăn, thử thách cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là trong những nhiệm kỳ Đại hội gần đây. KT-XH của tỉnh đã có những bước tiến bộ rõ nét, trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện và năng động với nhiều chỉ số, lĩnh vực dẫn đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 13,9%, giai đoạn 2021 - 2023 đạt 14%/năm, đứng đầu cả nước; quy mô GRDP năm 2023 vươn lên thứ 12 cả nước; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên.

Để ghi lại chặng đường xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh; hệ thống hóa đầy đủ, đồng bộ các văn kiện Đại hội và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ từ Đại hội lần thứ nhất đến Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; hình thành bộ tài liệu gốc có tính hệ thống, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 12/8/2021 về sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, biên tập, số hóa Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập, giao Văn phòng Tỉnh ủy đăng ký và thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, biên tập, số hóa Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập”.

Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập được chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn, biên tập, số hóa gồm 19 tập, từ Đại hội lần thứ nhất (năm 1948) đến Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 (tính đến tháng 6/2023), mỗi kỳ Đại hội một tập văn kiện. Nội dung mỗi tập văn kiện gồm: Lời giới thiệu; các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh (Diễn văn khai mạc Đại hội; Bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về dự, chỉ đạo Đại hội; Báo cáo chính trị trình Đại hội; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội; Nghị quyết Đại hội; Diễn văn bế mạc Đại hội); các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo (nghị quyết, chỉ thị, kết luận, đề án, kế hoạch, thông báo…) của Ban Chấp hành, BTV, Thường trực Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ Đại hội; ảnh về Đại hội; ảnh hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trên địa bàn tỉnh; ảnh hoạt động sản xuất, chiến đấu của quân và dân tỉnh nhà; ảnh chân dung các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ Đại hội; mục lục văn kiện. Trong mỗi tập văn kiện, các tài liệu được sắp xếp theo thời gian ban hành văn bản, tầm quan trọng của văn bản.

Cùng với việc nghiên cứu, biên soạn, biên tập, số hóa 19 tập văn kiện, BTV Tỉnh ủy cũng chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng 76 chuyên đề nghiên cứu, mỗi kỳ Đại hội xây dựng 4 chuyên đề. Cụ thể: Chuyên đề 1: "Nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn, biên tập những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện các văn kiện về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của nhiệm kỳ Đại hội”; chuyên đề 2: "Nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn, biên tập những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện các văn kiện về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiệm kỳ Đại hội”; chuyên đề 3: "Nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn, biên tập những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện các văn kiện về công tác quốc phòng, anh ninh, đối ngoại của nhiệm kỳ Đại hội”; chuyên đề 4: "Nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn, biên tập tổng thể những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo lớn trên các lĩnh vực và kết quả chính đạt được của nhiệm kỳ Đại hội”. Đây là những chuyên đề vừa nghiên cứu cụ thể, vừa nghiên cứu tổng thể các lĩnh vực KT-XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của từng nhiệm kỳ Đại hội; tổng kết sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh vực và rút ra bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với từng lĩnh vực từ Đại hội lần thứ nhất đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, biên tập bộ Văn kiện Đảng bộ tỉnh toàn tập được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, khách quan, toàn diện, có hệ thống, bảo đảm yêu cầu, quy chuẩn của một công trình khoa học. 19 tập văn kiện và 76 chuyên đề nghiên cứu được sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, biên tập trong 30 tháng (từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2024); tổng số trên 2.700 tài liệu văn kiện, 1.255 ảnh, với trên 14 nghìn trang. Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập sẽ được số hóa (xây dựng phần mềm ebooks Văn kiện Đảng và số hóa Văn kiện Đảng bộ tỉnh Bắc Giang toàn tập) dưới dạng sách điện tử (ebooks) gắn trên internet, hoàn thành trong năm 2024.

Đây là công trình có giá trị khoa học, thực tiễn to lớn; cung cấp có hệ thống, chính thống các tài liệu phục vụ công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; hoạch định các chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh; cung cấp nguồn tư liệu chuẩn xác, có tính hệ thống, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang...

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu chủ trì hội nghị.

Ngày 4/12, Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sáng 4/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XII ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18-NQ/TW), chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải từ Bắc đến Nam. Mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân dân hai nước luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi để xây dựng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự