Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/5/2024 | 2:07:57 PM

Thứ Bảy, ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Quang cảnh phiên họp chiều 25/5/2024. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Quang cảnh phiên họp chiều 25/5/2024. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội "về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Quốc hội xem video clip về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia  đến hết năm 2023”.

Tại phiên thảo luận đã có 29 ý kiến đại biểu phát biểu, 1 ý kiến đại biểu tranh luận. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá cao việc Quốc hội kịp thời ban hành, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong phòng, chống dịch COVID-19, thúc đẩy mạnh mẽ tổng cầu đầu tư của nền kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: sự đáp ứng mục đích, yêu cầu đặt ra của cuộc giám sát; thực trạng việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; kết quả đạt được, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nghị quyết, các bài học kinh nghiệm khi triển khai các quyết sách, chính sách trong bối cảnh đặc biệt, đặc thù; tính phù hợp, khả thi của các giải pháp trước mắt và lâu dài trong Báo cáo giám sát và dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội… Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

Buổi chiều, từ 14 giờ 00 phút đến 15 giờ 00 phút: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Các ý kiến đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: những bất cập trong Luật Khoáng sản hiện hành như các quy định về bảo vệ khoáng sản, tận thu khoáng sản đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiều dự án, dự án thành phần thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; những vướng mắc trong tổ chức lựa chọn nhà thầu; chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua các ngân hàng thương mại chưa thực sự đi vào cuộc sống… Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế sớm đề xuất đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng; làm rõ nguyên nhân nhiều dự án chậm tiến độ triển khai; kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện một số dự án cụ thể.

Kết thúc thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Từ 15 giờ 00 phút: Quốc hội thảo luận ở Tổ về: (1) Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); (2) Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Thứ hai, ngày 27/5/2024, Quốc hội dành cả ngày làm việc thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo TTXVN

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu chủ trì hội nghị.

Ngày 4/12, Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sáng 4/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XII ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18-NQ/TW), chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải từ Bắc đến Nam. Mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân dân hai nước luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi để xây dựng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự