Bộ Công Thương nói về vấn đề điều hành giá thị trường xăng dầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 8:57:54 AM

Theo Vụ trưởng Trần Duy Đông, Chính phủ, cơ quan điều hành khi điều hành giá xăng dầu cân nhắc rất nhiều chiều, nhiều yếu tố, phải hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người dân, mục tiêu quản lý CPI...

Một điểm bán xăng của Petrolimex chuẩn bị điều chỉnh giá. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Một điểm bán xăng của Petrolimex chuẩn bị điều chỉnh giá. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trao đổi với một số cơ quan báo chí ngày 15/2, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Hiện tại, việc thiếu hụt xăng dầu cục bộ chưa hoàn toàn được khắc phục. Vài ngày tới tình hình sẽ tốt hơn khi hàng nhập khẩu về nhiều và áp lực cho các doanh nghiệp giảm xuống.

- Ông đánh giá như thế nào về việc có hiện tượng các thương nhân đầu mối xăng dầu lớn và cả các đại lý bán lẻ xăng dầu "găm hàng" mỗi kỳ tăng giá xăng dầu? Các đợt kiểm tra của Bộ Công Thương thời gian tới có "chỉ mặt đặt tên" được các đơn vị này hay không, thưa ông?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Quan điểm của Bộ Công Thương là xử lý rất nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở tất cả các khâu như thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý bán lẻ nếu có hành vi "găm hàng" không muốn bán ra, chờ tăng giá.

Bộ đã chỉ đạo rất quyết liệt tất cả các tuyến. Ở cấp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký thành lập 3 Đoàn kiểm tra để xuống các địa phương kiểm tra.

Ở cấp địa phương, Bộ trưởng cũng vừa ký công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh về tăng cường kiểm tra, giám sát; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương này làm tốt công tác này, đồng thời phối hợp với các lực lượng như công an, hải quan, Ban chỉ đạo 389 địa phương làm tốt công tác kiểm tra, giám sát.

Thời gian vừa rồi, giá xăng dầu thế giới tăng liên tục, rất mạnh. Ở góc độ doanh nghiệp, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh nhập khẩu, điển hình như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã liên tục ký kết hợp đồng và tàu về liên tục thời gian gần đây.

Nguyên tắc chung của Bộ Công Thương là yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về dự trữ, bán hàng, không có hiện tượng "găm hàng" hay hạn chế bán ra ảnh hưởng đến nguồn cung phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.

- Có ý kiến cho rằng thời gian điều hành giá xăng dầu nên linh hoạt hơn theo thị trường, thay vì 15 ngày trước đây, 10 ngày của hiện tại thì chu kỳ điều chỉnh giá chỉ nên từ 3-5 ngày. Quan điểm của ông ra sao?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Quan điểm của cơ quan điều hành là trước hết phải điều hành giá bám vào các quy định của pháp luật hiện hành, cao nhất là Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu đã rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu từ 15 ngày/lần xuống 10 ngày/lần để bám sát hơn với giá thế giới.

Tại Nghị định 95 cũng có điều khoản là nếu giá xăng dầu ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế-xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều hành sớm hơn.

[Giá xăng dầu tăng sẽ tác động mạnh tới tăng trưởng và áp lực lạm phát]

Tuy nhiên, Chính phủ và cơ quan điều hành bao giờ cũng phải tính toán tới mục tiêu bình ổn giá. Với chu kỳ điều hành giá xăng dầu 10 ngày/lần, Liên Bộ Công Thương-Tài chính tính toán cũng phù hợp với tập quán kinh doanh, chu kỳ hàng hóa của các doanh nghiệp, chu kỳ để tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như đủ thời gian để cho cơ quan quản lý nhà nước cập nhật dữ liệu.

Chính phủ, cơ quan điều hành khi điều hành giá xăng dầu cân nhắc rất nhiều chiều, nhiều yếu tố, phải hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người dân, mục tiêu quản lý CPI, tránh tạo ra tiền lệ, tránh để bản thân doanh nghiệp sử dụng sức ép đối với cơ quan điều hành để điều hành chỉ có lợi cho doanh nghiệp.

Bo Cong Thuong noi ve van de dieu hanh gia thi truong xang dau hinh anh 2Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

- Theo đánh giá của Bộ Công Thương, với nhu cầu khoảng tiêu thụ từ 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường trong tháng 2 này. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian gần đây vẫn xảy ra tình trạng đứt đoạn nguồn cung cục bộ. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Phải khẳng định là hiện nay tình hình cung ứng xăng dầu có tốt hơn so với cách đây khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, việc thiếu hụt xăng dầu cục bộ chưa hoàn toàn được khắc phục. Hiện nay, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn mới vận hành được 55% công suất, hàng vẫn chưa được bổ sung kịp thời nên một số cửa hàng, một số thương nhân và một số nơi có thể thiếu hàng cục bộ.

Một khía cạnh khác là diễn biến về địa chính trị, diễn biến về giá xăng dầu vẫn đang rất phức tạp. Giá xăng dầu thế giới đang có biến động mạnh cũng ảnh hưởng ngay tới xu hướng giá trong nước ở kỳ điều hành giá sắp tới.

Tuy nhiên khẳng định rằng, tình hình vài ngày tới sẽ tốt hơn khi hàng nhập khẩu về nhiều hơn, áp lực cho các doanh nghiệp giảm xuống.

- Để điều hành giá xăng dầu thời gian qua Liên Bộ Công Thương-Tài chính đã chú trọng sử dụng công cụ như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG). Tuy nhiên, hiện tại khi giá chênh lệch cao, Quỹ BOG của nhiều doanh nghiệp lớn đang âm. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng tăng thời gian tới, còn công cụ, dư dịa nào để điều hành giá xăng dầu không, thưa ông?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Bộ Công Thương đã tính các phương án, hài hòa sử dụng Quỹ BOG. Tính tổng thể Quỹ BOG có doanh nghiệp âm, có doanh nghiệp dương.

Trong thời gian tới, nếu diễn biến giá quá cao, quá phức tạp, ví dụ giả sử giá dầu thô vượt ngưỡng 100 USD/thùng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới cả kinh tế thế giới thì chắc chắn phải đề xuất sử dụng các công cụ khác là thuế, phí.

Trong bối cảnh Việt Nam đặt chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế lên trên, nếu giá xăng dầu quá cao sẽ tác động làm vô hiệu hoá một số công cụ, chính sách phục vụ cho vấn đề phục hồi tổng thể nền kinh tế. Ở bối cảnh công cụ Quỹ BOG có hạn, Bộ Công Thương kiên trì quan điểm phải sử dụng công cụ thuế, phí.

Xin cảm ơn ông!

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
(Ảnh minh họa: BÔNG MAI)

Việc đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, tạm trú được quy định trong Nghị định số 154/2024/NĐ-CP, ngày 26/11/2024, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây gọi tắt là Nghị định 154/2024/NĐ-CP)

Cán bộ bộ phận một cửa huyện Yên Dũng giải quyết TTHC về đất đai cho người dân.

Còn gần một tháng nữa là đến thời điểm huyện Yên Dũng và TP Bắc Giang sáp nhập; điều chỉnh địa giới huyện Lục Ngạn và một phần huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới. Dù còn nhiều việc phải làm song các cơ quan, địa phương liên quan vẫn tập trung cao giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân.

Trao giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc Cuộc thi “Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam 2024”.

Chiều 29/11, tại Hà Nội, Báo Dân trí và Công ty Ô-tô Toyota đã phối hợp tổ chức trao giải cho 8 tác phẩm xuất sắc của cuộc thi “Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam 2024”.

Nhu cầu thang máy tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Triển lãm Vietnam Elevator Expo làm kênh tìm hiểu thị trường và cơ hội hợp tác.

Triển lãm Quốc tế Thang máy lần thứ 3 - Vietnam Elevator Expo 2024 thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự giới thiệu sản phẩm, giải pháp công nghệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự