Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường" thúc đẩy chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/12/2024 | 5:20:35 PM

Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024" tổ chức nhằm nêu cao hơn nữa vai trò của người lao động trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các công đoàn cơ sở trong các hoạt động giám sát công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Toàn cảnh diễn đàn.
Toàn cảnh diễn đàn.

Chiều 12/12, tại Hà Nội, Báo Lao Động tổ chức "Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2024".

Được tổ chức từ năm 2019, diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường” đến nay đã thu được nhiều kết quả tích cực góp phần tăng cường vai trò của người lao động trong giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Đây cũng là dịp tôn vinh những sáng kiến, ý tưởng của người lao động trong công tác bảo vệ môi trường.

Tham dự "Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường năm 2024” Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh; Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển; đại diện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia lĩnh vực môi trường, các đơn vị doanh nghiệp và đông đảo công nhân lao động.

Diễn đàn

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển cho biết: Nhận thức được vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu.

Trong quá trình xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường, công nhân lao động luôn là trọng tâm, là nguồn lực quan trọng giúp các công tác này đạt được nhiều kết quả tích cực. Mỗi người lao động là nhân tố quan trọng trong việc biến rác thành vàng, để đạt được các mục tiêu trong bảo vệ môi trường thì công nhân, người lao động là yếu tố then chốt.

Diễn đàn

Đông đảo công nhân, lao động đặt câu hỏi đối với các chuyên gia, lãnh đạo tổ chức công đoàn.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hồ Kiên Trung cho biết: Hiện, mỗi ngày, toàn quốc phát sinh khoảng 67.110 tấn chất chất thải rắn sinh hoạt, thế nhưng khoảng 65% tổng lượng chất thải lại đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.

 

Trung bình cả nước phải chi khoảng 3,35 triệu USD để thu gom, vận chuyển và xử lý cho toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tương đương khoảng 1.222,75 triệu USD/ năm). Đây là con số không hề nhỏ với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tại diễn đàn, các ý kiến tham luận làm nổi bật những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó phân tích vai trò quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, sự chuẩn bị của các địa phương, việc nâng cao nhận thức cho từng hộ dân.

Đồng thời đưa ra những kiến thức giúp công nhân môi trường và người dân phân loại rác thải tại nguồn. Diễn đàn cũng phân tích, nêu cao tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong tiến trình phát triển chung của đất nước, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26,...

Tại diễn đàn, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các đơn vị cũng đã giải đáp các thắc mắc của công nhân, người lao động trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Diễn đàn

Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hồ Kiên Trung giải đáp các câu trả lời của công nhân, lao động.

Trả lời các câu hỏi của công nhân, lao động về vai trò của tổ chức công đoàn trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người lao động, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam cho biết: Bảo vệ môi trường cũng là trách nhiệm của toàn hệ thống, toàn thể hệ thống chính trị, xã hội. Trong thời gian qua, các cấp công đoàn đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm hợp lý tài nguyên, tiết kiệm điện, nước…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều chương trình như tổ chức hội thảo chuyên đề ngày Môi trường Thế giới, Kinh tế tuần hoàn vì sự phát triển bền vững. Hằng năm, tổ chức Công đoàn Việt Nam tổ chức hàng chục lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn, cán bộ làm an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp. Hiện nay tổ chức công đoàn có rất nhiều chương trình đào tạo đội ngũ an toàn viên để chủ động trong việc tuyên truyền cho người lao động.

Trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường cũng như nâng cao hơn nữa vai trò của người lao động trong bảo vệ môi trường - đồng chí Phan Văn Anh nhấn mạnh.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác
Bà Lại Việt Anh-Phó Cục trưởng cụ Thương Mại điện tử và kinh tế số ( Bộ Công thương)

Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ngành công thương năm 2024.

Trong năm 2024, Bộ Công thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, có thể khẳng định, ngành công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.

Gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của HTX Dược liệu công nghệ cao Trường Sơn.

Với mục đích đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, những năm qua, huyện Lục Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, cũng như quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thủy sản là một trong những mặt hàng còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 2024, 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2025, triển vọng xuất khẩu sang các quốc gia này vẫn rất lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự