Sắp đánh giá tổng thể thị trường an toàn thông tin Việt Nam
- Cập nhật: Thứ sáu, 13/12/2024 | 5:22:57 PM
Chia sẻ tại lễ trao danh hiệu ‘Chìa khóa vàng’ 2024, lãnh đạo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) cho biết, trong đầu 2025 là tiến hành đánh giá để thấy được bức tranh tổng thể rõ ràng và đầy đủ hơn về thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin tại Việt Nam.
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị có sản phẩm đạt giải.
|
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp cùng Cục An toàn thông tin tổ chức lễ công bố và trao tặng danh hiệu ‘Chìa khóa vàng’ 2024.
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, qua 8 năm, chương trình bình chọn ‘Chìa khóa vàng’ đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả chương trình bình chọn cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá chính xác hơn về thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin và đưa ra những chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam.
"Các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam cũng đang góp phần tham gia bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số quốc gia”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận xét.
Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cho biết: Hiệp hội sẽ đồng hành cùng với cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; và giám sát, định hướng để bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.
Đầu năm 2025, Cục An toàn thông tin tiến hành đánh giá để thấy được bức tranh tổng thể rõ ràng và đầy đủ hơn về thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin tại Việt Nam. Đây là căn cứ để Bộ TT&TT hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển thị trường tốt hơn. Kết quả đánh giá tổng thể thị trường còn giúp phát triển sản phẩm, giải pháp, doanh nghiệp và cả đội ngũ nhân lực làm an toàn thông tin Việt Nam.
Tại sự kiện, 24 danh hiệu "Chìa khóa vàng” 2024 đã được trao cho 14 doanh nghiệp theo 7 hạng mục bình chọn.
Các tin khác
Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng.
Trong năm 2024, Bộ Công thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, có thể khẳng định, ngành công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.
Với mục đích đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, những năm qua, huyện Lục Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, cũng như quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2024, 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2025, triển vọng xuất khẩu sang các quốc gia này vẫn rất lớn.