Chiến tranh thương mại Mỹ phát động chống Trung Quốc thất bại hoàn toàn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 8:36:12 AM

Tự coi mình hiểu biết về thương mại hơn các chuyên gia đối ngoại và nhà kinh tế, ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ từ năm 2017 đến năm 2021, từng tuyên bố: “Chiến tranh thương mại tốt và dễ thắng”. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Ông Donald Trump (trái) khi còn là Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Osaka, Nhật Bản hồi năm 2019. Ảnh: Reuters
Ông Donald Trump (trái) khi còn là Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Osaka, Nhật Bản hồi năm 2019. Ảnh: Reuters

Theo trang Yahoonews, ông Trump tự ví mình là "người đánh thuế” và thể hiện bằng cách áp đặt các mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ trị giá hàng trăm tỷ USD. Khoản thuế này lại do các công ty Mỹ mua những hàng hóa đó trả.

Lập luận của ông Trump là nếu hàng nhập khẩu đắt hơn thì sẽ gây tổn hại cho những người bán hàng nước ngoài và tạo cho ông đòn bẩy mà ông có thể sử dụng để yêu cầu nhượng bộ.

Tất nhiên, mục tiêu lớn nhất của ông là Trung Quốc. Ông Trump đã bổ sung các mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trị giá khoảng 450 tỷ USD, còn Trung Quốc đã trả đũa bằng các biện pháp tương tự đối với hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào nước mình.

Leo thang chiến tranh thương mại đã làm xáo trộn các thị trường tài chính trong các năm 2018-2019 và cuối cùng dẫn đến thỏa thuận thương mại Giai đoạn một giữa hai nước, được ký kết vào ngày 15/1/2020. Theo thỏa thuận đó, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mua hàng hóa của Mỹ - một điều kiện tiên quyết của ông Trump để gỡ bỏ các mức thuế quan mới và trở lại bình thường.

Dữ liệu thương mại mới năm 2021 cho thấy Trung Quốc không thực hiện được các cam kết trong thỏa thuận Giai đoạn một năm 2020. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Mỹ gặp khó khăn trong thương mại nhiều hơn so với khi ông Trump không làm gì cả.

Phân tích dữ liệu thương mại của ông Chad Bown thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy rằng trong hai năm đầu tiên thực hiện thỏa thuận thương mại (2020 và 2021), Trung Quốc chỉ mua 57% những gì họ đã cam kết trong thỏa thuận thương mại. Trung Quốc cho biết họ sẽ chi ít nhất 502 tỷ USD để mua hàng hóa của Mỹ trong hai năm đó. Tuy nhiên, tổng số giá trị giao dịch chỉ là 289 tỷ USD.

Nếu không có cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động và không có mức thuế bổ sung, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ nhiều hơn 119 tỷ USD so với mức thực tế từ năm 2018-2021, nếu tỷ lệ nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Trung Quốc không đổi.

Đó là khoản lỗ ròng trong kinh doanh với các công ty Mỹ. Đó là còn chưa kể gần 30 tỷ USD tiền mà người đóng thuế Mỹ nộp đã được ông Trump đã trích ra cho nông dân để bù đắp vì doanh số bán hàng cho Trung Quốc giảm mạnh từ năm 2018 đến năm 2020.

Ông Bown viết: "Hai năm trước, Tổng thống Donald Trump đã ký văn bản mà ông gọi là ‘thỏa thuận thương mại lịch sử’ với Trung Quốc. Ngày nay, khía cạnh lịch sử duy nhất không thể tranh cãi đó chính là thất bại của thỏa thuận. Chiến tranh thương mại có đáng với các nhà xuất khẩu Mỹ không? Câu trả lời cho đến nay là không”.

Đại dịch COVID-19 rõ ràng đã can thiệp vào quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó dường như không phải là lý do chính khiến Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ thấp hơn nhiều so với những gì đã đồng ý. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ gần như trở lại mức trước đại dịch và chỉ riêng xuất khẩu hàng hóa đã đạt mức kỷ lục vào năm 2021. Điều đó phản ánh tình trạng méo mó liên quan đến COVID-19 trong toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể, khi người Mỹ cắt giảm các dịch vụ như du lịch thì họ tăng nhu cầu đối với hàng hóa. Các nhà xuất khẩu Mỹ đang sản xuất nhiều hàng hơn so với trước COVID-19, không chỉ cho thị trường Trung Quốc.

Bốn lĩnh vực chủ yếu

Chú thích ảnh

 

Hàng hóa Trung Quốc tại cảng Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thỏa thuận năm 2020 của ông Trump tập trung vào 4 lĩnh vực mà Trung Quốc sẽ tăng cường mua hàng của Mỹ và giúp thúc đẩy việc làm của Mỹ trong các lĩnh vực đó: Sản xuất, nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ. Trung Quốc không thực hiện được cam kết mua các dịch vụ, bao gồm cả du lịch và giáo dục, mà nguyên nhân rõ ràng là do COVID-19. Nhưng cam kết trong lĩnh vực này chỉ chiếm dưới 20% tổng số cam kết mua hàng.

Nông nghiệp là lĩnh vực mà Trung Quốc cam kết mua ít nhất nhưng xuất khẩu nông sản của Mỹ lại tăng mạnh nhất trong 4 nhóm kể trên. Tuy nhiên, Trung Quốc gia tăng mua hàng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mỹ sau khi nước này xảy dịch sốt ở lợn, ảnh hưởng tới ngành sản xuất thịt lợn trong nước và dẫn đến việc nhập khẩu tăng vọt từ nhiều nơi. Mặc dù lượng mua thực phẩm của Trung Quốc tăng sau thỏa thuận năm 2020, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những gì Trung Quốc cam kết mua từ nông dân Mỹ.

Xuất khẩu ô tô và máy bay của Mỹ sang Trung Quốc thực sự thấp hơn so với năm 2017. Đây là năm cơ sở để tính toán các cam kết mua hàng gia tăng của Trung Quốc. Điều đó một phần là do thiếu hụt chất bán dẫn cho ô tô và sự cố với máy bay 737 Max của Boeing.

Trong thực tế, các nhà phê bình đã chỉ trích thỏa thuận ngay tại thời điểm ký kết vì cho rằng các mục tiêu không tính tới yếu tố linh hoạt nếu xuất hiện các tác nhân bên ngoài - chẳng hạn như đại dịch hoặc tắc nghẽn trong một lĩnh vực cụ thể. Những lời chỉ trích đó hóa ra lại đúng.

Thỏa thuận Giai đoạn một không có cơ chế thực thi và ông Trump không còn là tổng thống nữa. Vì vậy, Trung Quốc có thể không phải chịu hậu quả gì vì không làm theo cam kết.

Về phần mình, Tổng thống Joe Biden tỏ ra kín tiếng về chính sách thương mại Trung Quốc. Ông đã giữ nguyên hầu hết các mức thuế mà ông Trump áp với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời loại bỏ nhiều mức thuế khác, chẳng hạn như mức thuế ông Trump áp lên các đồng minh châu Âu. Ông Biden coi trọng nhân quyền và năng lượng xanh hơn ông Trump, và có khả năng ông có thể gắn việc dỡ bỏ thuế quan với hành động của Trung Quốc trong những lĩnh vực đó.

Chuyên gia Bown kết luận: Có một điều vô nghĩa rõ ràng trong cuộc thử nghiệm thương mại của ông Trump: làm đau mình để làm đau người khác.

BD- Theo TTXVN

Các tin khác
Một cô gái đang phát sóng trực tiếp để bán vải thiều qua mạng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2024. Ảnh: Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự