Phát biện 66 ca COVID-19, Trung Quốc phòng tỏa thành phố 17 triệu dân Thâm Quyến

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/3/2022 | 8:35:14 PM

Ngày 13/3, nhà chức trách Trung Quốc đã ban bố lệnh phong tỏa thành phố 17 triệu dân Thâm Quyền (tỉnh Quảng Đông) sau khi ghi nhận 66 ca mắc COVID-19 mới.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ngày 12/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ngày 12/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Báo China Daily và Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định phong tỏa Thâm Quyến, thành phố 17 triệu dân nằm sát Đặc khu hành chính Hong Kong và là nơi các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Huawei và Tencent đặt trụ sở.

Chính quyền yêu cầu người dân Thâm Quyến ở trong nhà cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Chính quyền yêu cầu người dân Thâm Quyến ở trong nhà cho tới khi có thông báo tiếp theo. Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh với số ca mắc biến chủng Omicron tăng cao, Thâm Quyến cũng đã đóng cửa các địa điểm công cộng không cần thiết và cấm các nhà hoạt hoạt động buổi tối trong những ngày gần đây.  

Ngày 13/3, Trung Quốc đại lục ghi nhận 1.807 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với hơn 1.400 ca không triệu chứng được phát hiện cùng ngày, số ca nhiễm theo ngày ở Trung Quốc lên tới gần 3.400 ca, tăng gấp đôi so với một ngày trước đó và lên mức cao nhất trong 2 năm qua.

Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng có 1.412 ca ở tỉnh Cát Lâm, 175 ca ở tỉnh Sơn Đông, 62 ca ở Quảng Đông, 39 ca ở Thiểm Tây, 33 ca ở Hà Bắc, 23 ca ở Giang Tô và 17 ca ở Thiên Tân. Số ca còn lại được ghi nhận ở 12 khu vực cấp tỉnh của nước này.

Số ca mắc mới tăng mạnh trên toàn quốc, buộc giới chức nước này phải đóng cửa trường học ở "đại đô thị" Thượng Hải, và áp lệnh phong tỏa ở một vài thành phố ở miền Đông Bắc trong bối cảnh gần 19 tỉnh trên cả nước đang đối phó với các ổ dịch bùng phát do biến thể Omicron và Delta gây ra.

Chính quyền thành phố Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở miền Đông Bắc Trung Quốc đã ban bố lệnh phong tỏa một phần, với hàng trăm vùng lân cận bị phong tỏa. Cư dân thành phố đã hoàn tất 6 vòng xét nghiệm đại trà. Riêng ngày 13/3, thành phố này ghi nhận hơn 500 ca nhiễm biến thể Omicron.

 

Chính quyền Trường Xuân cũng cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm đại trà. Các thành phố nhỏ hơn của tỉnh Cát Lâm là Tử Bình và Du Thụ cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa lần lượt vào ngày 10 và 11/3. Theo quy định mới, một người chỉ được phép ra khỏi nhà 2 ngày/lần để mua nhu yếu phẩm. Chính quyền thành phố cũng cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm đại trà.

Trung Quốc ngày 11/3 đã cho phép bán đại trà các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 trên toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện biện pháp này, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 theo ngày đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm qua do sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, các bộ xét nghiệm nhanh hiện được bán tại các phòng khám và cơ sở y tế. Ngoài ra, người dân cũng có thể mua các bộ xét nghiệm này tại "các hiệu thuốc bán lẻ, các nền tảng bán hàng trực tuyến và những kênh kinh doanh khác".

Tới nay, Trung Quốc vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược "không COVID” từ khi đại dịch bùng phát. Chính sách này có mục tiêu đưa ca nhiễm về 0 bằng các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm hàng loạt và truy vết tiếp xúc nhằm khoanh vùng và loại bỏ ổ dịch ngay khi phát hiện.

BD- Theo TTXVN

Các tin khác
Một cô gái đang phát sóng trực tiếp để bán vải thiều qua mạng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2024. Ảnh: Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự