Người Việt ở Jakarta đi sắm Tết

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/2/2024 | 10:41:31 PM

Ngày 29 Tết, khu phố Glodok, nơi có khu chợ của người Trung Quốc (China town) tấp nập hơn mọi ngày, nhưng những tà áo dài tha thướt của nhóm người Việt đi chơi chợ, sắm Tết vẫn nổi bật. Đi theo các chị, các mẹ là những em nhỏ háo hức với các món đồ rực rỡ, bắt mắt.

Cổng khu phố Tàu lâu đời nhất ở Jakarta. Ảnh: Đỗ Quyên
Cổng khu phố Tàu lâu đời nhất ở Jakarta. Ảnh: Đỗ Quyên

ây là khu phố Tàu lâu đời nhất ở Jakarta và được cho là lớn hơn rất nhiều khu tương tự khác trên thế giới. Người dân Jakarta gọi là "Khu phố Glodok” bởi nó nằm ở phường Kemenangan III, thuộc khu đô thị cổ Glodok.

Anh Sawo, người bán hàng ở khu chợ cho biết: Mấy ngày nay chợ đông đúc hơn hẳn so với ngày thường, chúng tôi cũng bán được nhiều hàng hơn, khách chủ yếu mua đồ trang trí nhà cửa, đèn lồng, những vật trang trí hình con rồng và bao lì xì.

Chú thích ảnh
Dãy bán đồ trang trí rực rỡ sắc màu. Ảnh: Đỗ Quyên

Đây là nơi nhiều người Việt tìm đến để mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Các món đồ trang trí nhà cửa, hoa lụa, đèn lồng hay những bao lì xì được bày bán, còn có cả pháo hoa… Khu chợ tạo nên một khung cảnh và không khí khá giống với các khu chợ ở Việt Nam tấp nập vào những ngày giáp Tết.

Chú thích ảnh

Những tà áo dài Việt Nam nổi bật tại khu chợ. Ảnh: Đỗ Quyên

Tuy nhiên, ở khu vực bán hoa tươi, dù đã có thêm vài hàng bán mở bán "thời vụ” thì vẫn còn khiêm tốn so với các khu chợ ở Việt Nam. Chủng loại hoa cũng chỉ tập trung vào một số loại như hoa Lay ơn, hoa cúc, hoa huệ... nhưng vẫn là điểm không thể bỏ qua của các chị em người Việt.

Chú thích ảnh
Hoa tươi dù không nhiều chủng loại nhưng là nơi không thể bỏ qua của các mẹ, các chị. Ảnh: Đỗ Quyên

Dạo qua các dãy hàng bày biện sặc sỡ sắc màu, chị Phạm Thị Yến cùng các con và những người bạn đi sắm Tết. Chị giảng giải cho cậu con trai nhỏ về ý nghĩa và phong tục mừng tuổi trẻ em trong những ngày đầu năm mới. Cả nhà đã cùng nhau đi mua hoa tươi, hoa quả và mứt kẹo để chuẩn bị cho một cái Tết xa nhà được ấm cúng.

Chị Yến chia sẻ: Tết xa nhà nên cố gắng sắm sửa để vơi bớt nỗi nhớ quê hương và cũng để các con biết và nhớ những phong tục Tết truyền thống của Việt Nam.

Chú thích ảnh
Khu vực bán hoa quả tươi rất đông người mua bán. Ảnh: Đỗ Quyên
Theo TTXVN

Các tin khác
Một cô gái đang phát sóng trực tiếp để bán vải thiều qua mạng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2024. Ảnh: Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự