Tranh cãi về việc lắp camera giám sát con học bài ở nhà

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/2/2024 | 8:30:01 PM

Nhiều học sinh cảm thấy áp lực hơn khi bị theo dõi và giáo viên thì khuyên phụ huynh nên tự bỏ việc giám sát con cái.

Ảnh minh hoạ: SCMP/Shutterstock
Ảnh minh hoạ: SCMP/Shutterstock

Theo SCMP, một học sinh ở Trung Quốc gần đây đã lên tiếng vì cảm thấy ngột ngạt do cha mẹ lắp camera giám sát tại nhà để theo dõi việc học của mình. Sự việc tiếp tục gợi nên nhiều tranh cãi về áp lực to lớn mà trẻ em nước này phải đối mặt để đạt thành tích học tập xuất sắc.

Khi các trường học ở Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ đông, một số phụ huynh cho biết họ đang cân nhắc lắp camera trong phòng con mình, để đảm bảo chúng học tập chăm chỉ khi ở nhà một mình.

Một người mẹ giấu tên nói với tờ Hongxing News rằng cô muốn lắp camera trong phòng con gái sau khi thấy một đồng nghiệp dùng cách đó và có thể hướng dẫn tức thời cho đứa con đang học ở nhà. Tuy nhiên, cô con gái học lớp 4 của cô kiên quyết bác bỏ ý định này và giấu chiếc camera mà người mẹ định lắp đặt đi.

Một bà mẹ khác thì cho biết con trai cô đã lén tháo camera giám sát trong phòng xuống để bày tỏ sự phản đối.

Trên mạng xã hội, một học sinh Trung Quốc đã đăng tải bài viết thể hiện rằng việc có camera liên tục theo dõi khiến học sinh này cảm thấy "nghẹt thở".

Jiang Qiaohong, một giáo viên tiểu học ở tỉnh Chiết Giang, cho biết một học sinh của cô từng viết trong bài văn rằng cha mẹ cậu đã lắp camera ở nhà để theo dõi và ra lệnh con học qua loa của camera. "Tôi là con rối của bố mẹ mình", Jiang nhớ lại điều cậu bé đã viết.

Camera giám sát tại nhà đã trở thành "chiến trường" mới giữa những bậc cha mẹ và trẻ em Trung Quốc đòi hỏi sự độc lập, tự do và tin tưởng.

Giáo viên Jiang đã yêu cầu bố mẹ cậu học sinh gỡ camera trong phòng xuống để bảo vệ sự riêng tư của cậu bé và đề nghị họ giao tiếp với con mình trên cơ sở bình đẳng. Cô cho rằng các phụ huynh nên từ bỏ việc giám sát và để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên.

Zhao Lihua - Luật sư tại Văn phòng Luật Đại Thành, Bắc Kinh cho biết, Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định rằng trẻ vị thành niên từ 8 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự hạn chế và việc cha mẹ giám sát chúng mà không có sự đồng ý là bất hợp pháp.

Một giáo viên tiểu học khác là Wang Meihua cho biết những chiếc camera giám sát này phản ánh sự lo lắng của phụ huynh về kết quả học tập của con trẻ. Nhưng đồng thời, cách dạy dỗ đó đôi khi lại tạo nên áp lực vô cùng mạnh mẽ cho chúng.

Vào tháng 1/2024, một bà mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát trực tiếp các buổi học hàng ngày của cậu con trai 9 tuổi trên Douyin (TikTok của Trung Quốc), thu hút hàng trăm người đến xem cậu bé làm bài tập về nhà. Người mẹ này cho biết hiệu quả thật đáng ngạc nhiên, con cô không còn bị phân tâm và hoàn thành bài tập về nhà nhanh hơn bình thường từ hai đến ba lần.

Theo TTX VN

Các tin khác
Một cô gái đang phát sóng trực tiếp để bán vải thiều qua mạng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2024. Ảnh: Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự