Bắt đầu công tác dọn dẹp sau vụ sập cầu ở Mỹ
- Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2024 | 9:20:44 PM
Nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu triển khai công tác dọn dẹp và khắc phục sự cố trong thảm họa sập cầu Francis Scott Key (hay còn gọi là cầu Key Bridge) ở cảng Baltimore hôm 26/3 khiến hoạt động vận tải qua tuyến đường này bị gián đoạn.
Ngày 26/3/2024, tàu container Dali treo cờ Singapore đã bất ngờ chết máy khi đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka và đâm thẳng vào cột trụ của cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
|
Tối 28/3 (giờ địa phương), Thống đốc bang Maryland, Wes Moore cho biết lực lượng công binh của lục quân đang di chuyển chiếc cần cẩu lớn nhất bờ biển phía Đông đến Baltimore để hỗ trợ xử lý thảm họa. Dự kiến, lực lượng chức năng Mỹ sẽ phải cắt cây cầu thành các mảnh có kích thước phù hợp, để sau đó hệ thống cần cẩu có thể nâng lên và đưa các mảnh cắt khỏi lòng sông Patapsco, nơi cầu rơi xuống làm chặn lối vào cảng Baltimore.
Theo người đứng đầu công ty bảo hiểm khổng lồ Lloyd's của Anh, Bruce Carnegie-Brown, thảm họa này có thể dẫn đến khoản thanh toán bảo hiểm hàng hải lớn nhất từ trước đến nay. Việc đóng cửa cảng cũng gây ra lo ngại cho nền kinh tế địa phương với 140.000 việc làm được cảng hỗ trợ.
Tổng thống Joe Biden đã đề xuất chi ngân sách liên bang khôi phục cầu Francis Scott Key, nhưng quốc hội cho rằng đây là trách nhiệm của chính quyền bang.
Hầu hết toàn bộ cấu trúc thép của cầu Francis Scott Key - nơi hàng chục nghìn người đi ô tô mỗi ngày đi qua - đã bị sập trong vài giây sau khi tàu container Dali mang cờ Singapore lao vào một trụ đỡ của cầu vào sớm 26/3. Tại thời điểm xảy ra thảm họa, có một đội gồm công nhân sửa chữa đang làm việc tại đây. Có 2 người sống sót và 6 người mất tích. Hiện lực lượng cứu hộ mới chỉ tìm thấy thi thể 2 nạn nhân. Công tác tìm kiếm 4 người còn lại đã tạm thời đình chỉ do vùng nước dưới sông tối, làm giảm khả năng quan sát của các đội thợ lặn.
Với chiều dài gần 3 km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến đường huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
Các tin khác
Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.
Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.
Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.
Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.