Xây dựng đề án quản lý và phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 2021-2025

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/12/2021 | 5:17:45 PM

Chiều 9/12, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra Hội nghị Lấy ý kiến và đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước, phát triển văn học.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

 

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã định hướng lại, tên hội nghị nên là "đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước, phát triển văn học, nghệ thuật” mới đủ tầm bao quát một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và tinh tế trong phát triển văn hóa. Đây sẽ là hoạt động cụ thể để triển khai các nội dung từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa diễn ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng sự phối hợp của bộ với các hội văn học, nghệ thuật mới chỉ theo từng sự kiện, còn thiếu chiều sâu và bề dày nên chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp. Đảng và Nhà nước ta đã đồng ý xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, trong đó có văn học, nghệ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi để các văn nghệ sĩ tham dự hội nghị đóng góp ý kiến xây dựng đề án Nâng cao năng lực về sáng tác và lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trình Chính phủ, khi được phê duyệt sẽ sớm có nguồn lực giao cho các cơ quan chức năng triển khai.

 

dangkhoa-1639047192789.jpeg

                                                                                Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

 

Trong một thời gian ngắn nhưng đã có nhiều ý kiến tham luận sôi nổi. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, nội dung đề án có một số điểm trùng lắp với công việc mà các hội văn học, nghệ thuật đang làm như tổ chức các hội thảo chuyên ngành, giải thưởng, phát động các đợt sáng tác… Ông mong muốn, trong đề án phân định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng đơn vị. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng quản lý nhà nước tập trung giải quyết vấn đề vĩ mô về nguồn lực đầu tư, tổ chức quảng bá văn học, nghệ thuật Việt Nam ra thế giới hay những vướng mắc mà tự các hội không giải quyết được.

 

trong_thuong-1639047192649.jpeg

                                                                   Nhà phê bình Phan Trọng Thưởng. 

 

Nhà phê bình Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đề nghị đưa vào đề án này thuộc chương trình mục tiêu quốc gia thì sẽ bao quát được nhiều lĩnh vực hơn, huy động tổng hợp các nguồn lực và đưa ra được những nhóm giải pháp phục vụ phát triển văn học, nghệ thuật.

 

quang_thieu-1639047192493.jpeg

                                                                       Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật trong xây dựng và bồi đắp nhân cách văn hóa cho con người. Trong đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là nhạc trưởng, là cầu nối để các hội văn học, nghệ thuật hiện thực hóa các chiến lược, các hoạt động sáng tạo. Đầu năm 2022, Hội Nhà văn sẽ phát động phong trào sáng tác văn học thiếu nhi và trao giải thưởng văn học trẻ như là cách đầu tư cho tương lai.

 

Xây dựng đề án quản lý và phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 2021-2025 -0

                                                                           Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng kết luận hội nghị.

 

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị, trong thời gian tới, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ chủ trì để xây dựng một đề án mới, tiếp thu những góp ý từ hội nghị này. Đầu năm 2022, Bộ sẽ tổ chức ngay hai sự kiện, đó là: gặp gỡ lắng nghe ý kiến của các văn nghệ sĩ tiêu biểu và triển khai phong trào sáng tác tập trung vào hai lĩnh vực đầu tiên là văn học và âm nhạc. Các lĩnh vực nghệ thuật khác sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

NQ Theo Báo NDĐT

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ Khai mạc Tuần phim vào hồi 19 giờ ngày 2/12/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân và trình chiếu tám bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự