Kiểm soát, phân loại chặt chẽ hơn đối với phim trên không gian mạng
- Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2022 | 10:59:28 AM
Thảo luận về Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp thứ 9, diễn ra sáng 22/3 tại Nhà Quốc hội, phần lớn các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc bổ sung những quy định liên quan đến trách nhiệm, biện pháp tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm với “phim mạng”.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh Duy Linh)
|
Báo cáo về các vấn đề giải trình tiếp thu trong dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có 2 luồng ý kiến liên quan tới quy định phổ biến phim trên mạng.
Trong đó, phần lớn ý kiến đồng tình với phương án "hậu kiểm”, đồng thời bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, biện pháp tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng. Số ý kiến còn lại đề nghị cấp phép phân loại phim phổ biến trên không gian mạng, nhất là các phim có yếu tố về chính trị, quốc phòng, an ninh.
Thảo luận về quy định nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, có nhiều phim với nội dung chính trị phức tạp, nhạy cảm, nhưng lại có tác động lan tỏa rất nhanh, do đó cần cân nhắc việc phê duyệt, cấp phép thay vì xử lý theo xu hướng là hậu kiểm.
Phát biểu ý kiến tại phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định: nếu tiền kiểm phim phổ biến trên không gian mạng hiện bất khả thi, thì hậu kiểm lại càng phải đưa ra những cơ chế cụ thể để phát hiện, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm.
Tuy nhiên, dự án Luật vẫn còn 1 số quy định chưa rõ ràng như yêu cầu thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gỡ bỏ phim trong vòng 24 giờ hoặc ngừng cung cấp dịch vụ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu…
Chủ tịch Quốc hội lấy thí dụ về quy định "thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch”, cho rằng thời hạn thông báo cụ thể, hình thức phúc đáp từ phía Bộ… đều chưa được nhắc tới. Quy định về việc gỡ bỏ phim trong vòng 24 giờ cũng thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lý, bởi khoảng thời gian này là quá đủ để phim lan truyền ra toàn xã hội.
Liên quan đến quy định tổ chức nước ngoài làm phim sử dụng bối cảnh quay tại Việt Nam, các dịch vụ sản xuất phim do tổ chức của Việt Nam cung cấp được ưu đãi về thuế, một số đại biểu cho rằng, cần xem xét thêm việc điều chỉnh Luật Thuế giá trị gia tăng, rà soát các luật liên quan để bảo đảm đồng bộ.
Đối với đề xuất thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh, có đại biểu đề nghị bỏ hẳn nội dung này vì thực tế đã được quy định trong thời gian dài, nhưng thực hiện lại kém hiệu quả.Trường hợp triển khai đề xuất, cần làm rõ nguồn thu, cơ chế quản trị bảo đảm phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước.
Các tin khác
Ngày 3/12, hãng tin BBC (Anh) đã công bố danh sách “100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024”, vinh danh những người phụ nữ xuất sắc, những cá nhân đã không ngừng vượt qua thử thách và cống hiến để làm thay đổi thế giới. Nữ đạo diễn Xuân Phượng, 95 tuổi, nằm trong số những gương mặt truyền cảm hứng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ ngày 23/12.
Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng, trình diễn đặc sắc, kết hợp các phóng sự linh kiện, Chương trình “Ánh sao người lính” mang lại cảm xúc hào hùng, tự hào và tôn vinh sức mạnh chính trị-tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam.