Khai mạc Lễ hội Trung thu năm 2022

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/9/2022 | 8:08:09 AM

Tối 7/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam chính thức khai mạc chương trình Lễ hội Trung thu năm 2022 với chủ đề “Bánh Trung thu và trái cây ba miền”.

Lễ hội thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Lễ hội thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Lễ hội diễn ra từ ngày 7 - 10/9 (từ ngày 12 - 15 tháng 8 âm lịch) tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, Chương trình là sân chơi lành mạnh, hấp dẫn cho các em thiếu nhi, là hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường thân thiện.

Ông Tạ Quang Đông cho biết, với chủ đề "Bánh Trung Thu và trái cây ba miền”, Lễ hội năm nay hội tụ hàng trăm đặc sản của cả ba miền và các loại bánh dân gian với nguồn nguyên liệu sạch từ Làng bột Sa Đéc (Đồng Tháp) cùng nhiều loại trái cây ba miền, các sản phẩm OCOP, sản phẩm chế biến từ trái cây phong phú, đa dạng, các gian hàng bánh Trung thu… Ban Tổ chức còn sắp đặt những chiếc thuyền lớn trưng bày các loại trái cây ba miền, kếp hợp với đèn lồng nhiều kích cỡ tạo nên một không gian huyền ảo lung linh sắc màu.

Chú thích ảnh
Các gia đình cùng nhau làm những chiếc đèn ông sao. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Trẻ em hào hứng với những chiếc đèn ông sao. 

Lễ hội còn có không gian trưng bày với chủ đề "Trung thu xưa và nay” là chuỗi câu chuyện kể về lễ hội Trung thu xưa và nay bằng hình ảnh những nghi lễ Trung thu xưa, hình ảnh cỗ Trung thu, bánh Trung thu và đồ chơi Trung thu xưa và nay... Cùng với đó là không gian sắp đặt tranh dân gian và các sản phẩm thủ công truyền thống trên chất liệu hiện đại... Khu trưng bày, triển lãm sách và thiết bị giáo dục với chủ đề "Cùng em đến trường” giới thiệu hàng trăm đầu sách dành cho thiếu nhi cũng như đồ dùng phục vụ học tập.

Chú thích ảnh
Thiếu nhi cùng tham gia vẽ mặt nạ giấy. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Trẻ em thích thú khi tham quan triển lãm "Trung thu xưa và nay". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thiếu nhi đến tham gia Lễ hội Trung thu 2022 cũng có cơ hội trải nghiệm thực tế khi tự làm các sản phẩm Trung thu truyền thống như: Lồng đèn, vẽ mặt nạ từ giấy bồi, nặn tò he Xuân La, làm phỗng đất làng Hồ, sáng tạo từ lá dừa, làm bút tre, làm các loại bánh truyền thống...

Xuyên suốt lễ hội là các chương trình nghệ thuật đặc sắc, múa rối, xiếc… như: Chương trình "Đêm hội rước đèn và Phá cỗ Trung thu”; biểu diễn Lân - Sư - Rồng; biểu diễn thời trang trẻ em với chủ đề "Lân vọng Nguyệt”; Lễ hội rước đèn và phá cỗ Trung thu...

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Thiếu nhi cùng nặn con giống bột màu. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Mai Sơn trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho huyện Lạng Giang và xã Tiên Lục.

Ngày 16/4 (tức ngày 19/3 âm lịch), UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục và khai mạc lễ hội Tiên Lục năm 2025.

Diễn viên Cát Tường trong một vụ quảng cáo sữa giả.

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật và sẽ có thông tin cụ thể tới báo chí.

Rất đông người dân đến di tích lịch sử Dinh Thống Nhất xem trình diễn 3D mapping, tái hiện lịch sử hào hùng - điểm nhấn của chương trình

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1.000 nghệ sĩ tham gia vào tối 20/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nổi bật trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng diêm dân của làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) vẫn quyết giữ gìn cái nghề vất vả mà cha ông đã truyền lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự