Vai trò quan trọng của nghệ nhân trong bảo tồn di sản văn hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 4:14:03 PM

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nghệ nhân có vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Ông Hồ Văn Gừng, người giữ lửa nghề thổi thủy tinh truyền thống tại Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Minh Duy
Ông Hồ Văn Gừng, người giữ lửa nghề thổi thủy tinh truyền thống tại Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Minh Duy

Trong cuộc sống hiện đại cùng với quá trình giao lưu, hội nhập; các yếu tố văn hóa, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ẩm thực, trang phục truyền thống… của đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng biến đổi, văn hóa bản địa bị mờ nhạt, mất bản sắc, thậm chí không còn lưu giữ được.

Ðứng trước những thách thức của quá trình phát triển, đội ngũ nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng, các già làng, trưởng bản là sợi dây níu giữ các yếu tố bản địa, đặc trưng và sắc thái văn hóa riêng của dân tộc mình không bị hòa tan. Là người kế tục các di sản, là linh hồn của cộng đồng dân cư, những nghệ nhân còn là kho tư liệu đồ sộ, "cơ sở dữ liệu” văn hóa vật thể và phi vật thể, phản ánh, thực hành và truyền dạy các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa tộc người. Việc nhìn nhận đúng vai trò của nghệ nhân trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng tộc người càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Ðứng trước những thách thức của quá trình phát triển, đội ngũ nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng, các già làng, trưởng bản là sợi dây níu giữ các yếu tố bản địa, đặc trưng và sắc thái văn hóa riêng của dân tộc mình không bị hòa tan

Là chủ thể sáng tạo của di sản, đồng thời là một thành viên trong cộng đồng dân cư, nghệ nhân có thể là những nghệ sĩ, những người thợ giỏi, nắm bí quyết nghề được cộng đồng tin tưởng. Với khả năng thực hành nghệ thuật diễn xướng và cả nghề truyền thống, họ miệt mài cống hiến, sáng tạo, truyền dạy điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống cho lớp cháu con.

Trong xây dựng đời sống văn hóa hiện nay, thông qua lao động, học tập, các nghệ nhân tiếp tục khẳng định vai trò, truyền đạt giúp người dân thay đổi nhận thức, bài trừ và đẩy lùi các hủ tục lạc hậu như ma chay nhiều ngày, tục cướp vợ, hôn nhân cận huyết... Họ còn nắm bắt tâm tư nguyện vọng và tham gia cùng cộng đồng tháo gỡ khó khăn, dạy dỗ, bảo ban thế hệ trẻ lòng tự hào và trách nhiệm về bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình, từ đó vận động mọi người chung tay xóa đói, giảm nghèo, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Trước xu thế giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, số nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng ít dần đi mà không có lớp kế cận. Ðể giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, bên cạnh vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước, các chính sách hiệu quả về bảo tồn văn hóa, di sản... cần có những cơ chế đặc thù đãi ngộ, động viên và tôn vinh đội ngũ nghệ nhân kịp thời, để họ phát huy mọi khả năng đóng góp cho công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Những chính sách này sẽ góp phần phát huy vai trò, tính sáng tạo của nghệ nhân trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời giúp họ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác bảo tồn di sản cho đội ngũ kế cận. Muốn vậy, cần thường xuyên tạo điều kiện để các nghệ nhân, người có uy tín giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách làm hay, mô hình hiệu quả trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc Việt Nam; giúp họ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của mình trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, ý thức được tầm quan trọng việc trao truyền cho thế hệ sau, thể hiện bản lĩnh thông qua việc lựa chọn và bảo vệ những giá trị di sản văn hóa tộc người, địa phương trước sự xâm lấn văn hóa.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Mai Sơn trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho huyện Lạng Giang và xã Tiên Lục.

Ngày 16/4 (tức ngày 19/3 âm lịch), UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục và khai mạc lễ hội Tiên Lục năm 2025.

Diễn viên Cát Tường trong một vụ quảng cáo sữa giả.

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật và sẽ có thông tin cụ thể tới báo chí.

Rất đông người dân đến di tích lịch sử Dinh Thống Nhất xem trình diễn 3D mapping, tái hiện lịch sử hào hùng - điểm nhấn của chương trình

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1.000 nghệ sĩ tham gia vào tối 20/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nổi bật trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng diêm dân của làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) vẫn quyết giữ gìn cái nghề vất vả mà cha ông đã truyền lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự