Từ 15/2, phạt tiền đến 100 triệu đồng vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng
- Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2023 | 2:29:41 PM
Nghị định 128/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2023, được Chính phủ ban hành để sửa đổi, bổ sung một số quy định xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm về điện ảnh, trong đó có các hành vi vi phạm quy định về phổ biến phim trên không gian mạng.
![]() |
Ảnh minh họa.
|
Theo đó, Khoản 7 Điều 10 mục I, chương II quy định về Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng.
Cụ thể, các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, tùy mức độ hành vi. Mức phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định; từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định.
Mức phạt tiền cao nhất từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi: Không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định; không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim, để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định; không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cùng với các mức phạt tiền sẽ bị áp dụng, biện pháp khắc phục hậu quả mà các đối tượng vi phạm phải thực hiện là buộc phải gỡ bỏ phim trên không gian mạng.
Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cùng với Luật Điện ảnh 2022, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, Nghị định số 128/2022/NĐ-CP được ban hành tạo nên hành lang pháp lý đầy đủ.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước đã có đủ căn cứ để quản lý chặt chẽ hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Cơ quan quản lý cũng kỳ vọng sẽ đưa việc quản lý các hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của các doanh nghiệp xuyên biên giới vào khuôn khổ, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước trên cùng mặt bằng pháp lý.
Các tin khác
.jpg)
Trong những ngày giữa tháng 4 lịch sử, không khí tại các bảo tàng ở TP Hồ Chí Minh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Không gian lưu giữ tư liệu, hình ảnh về cả một thời kỳ đấu tranh giải phóng hào hùng của dân tộc đã trở thành một trong những địa chỉ đỏ để người dân, du khách trong và ngoài nước tìm đến, chiêm ngưỡng, trải nghiệm để thêm hiểu, thêm yêu văn hóa, lịch sử nước nhà.

Tối 20/4, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” đã chính thức khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Ngày 16/4 (tức ngày 19/3 âm lịch), UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục và khai mạc lễ hội Tiên Lục năm 2025.

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật và sẽ có thông tin cụ thể tới báo chí.