Độc đáo Lễ hội vật cầu nước làng Vân
- Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2024 | 11:00:18 AM
Lễ hội vật cầu nước năm 2024 làng Vân, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự. Đây là lễ hội độc đáo vì 4 năm mới tổ chức một lần, là niềm tự hào của người dân làng Vân, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Thi đấu quyết liệt. Ảnh: Hoàng Tuấn
|
Cứ 4 năm một lần, từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch (Dương lịch năm nay từ 19 đến hết 21/5), người dân làng Vân Hà (xưa là làng Yên Viên, tên tục gọi là làng Vân), thị xã Việt Yên lại nô nức mở hội vật cầu nước - lễ hội độc đáo, vui vẻ, đầy kịch tính.
Các quân cầu thực hiện nghi thức tế Đức Thánh Tam Giang trước khi thi đấu. Ảnh: Hoàng Tuấn |
Lễ hội là nét tín ngưỡng thờ Thần Mặt trời của nông dân với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Tương truyền, khi xưa bốn anh em: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy đi theo vua Triệu Quang Phục đánh đuổi giặc Lương. Khi chiến thắng trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá.
Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà Thánh. Cuối cùng, bọn quỷ đen thua trận đã quy phục Đức Thánh Tam Giang. Từ đó dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho trận chiến nêu trên, một đội là quân nhà Thánh, một đội là lũ quỷ nước.
Trước khi vào trận, các bô lão thực hiện nghi lễ dâng hương, các quân cầu đóng khố thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang. Các quân cầu ngồi xếp hàng đối diện nhau, mỗi đội cử ra một người đấu vật, đội nào thắng sẽ được giao cầu trước.
Quả cầu làm bằng gỗ mít nặng khoảng 20 kg, tượng trưng cho Mặt trời. Đội vật cầu gồm 16 quân cầu là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọn kỹ lưỡng, chia làm 2 giáp, gồm giáp Trên và giáp Dưới.
Tất cả đóng khố, cởi trần. Trước khi vật cầu, họ làm lễ ở sân đền, uống rượu và ăn hoa quả để tăng dũng khí.
Sau khi chủ tế gieo cầu xuống sân, các quân cầu vào tranh cướp cầu, giao tranh quyết liệt, cố gắng di chuyển cầu về phía hố cầu của đối thủ, ai cũng lấm lem bùn đất, quyết giành phần thắng.
Khán giả đứng xem trên bờ cũng bị bùn vấy bẩn lấm lem nhưng tất cả đều vui vẻ, xem đó là một điềm may mắn. Họ cổ vũ, động viên cả hai giáp, giáp nào chiến thắng cũng là niềm vui chung của cả làng.
Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân có diện tích khoảng 200 m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.
Hai hoặc bốn người phụ nữ mặc trang phục truyền thống của vùng Kinh Bắc, gánh nước từ sông Cầu bổ sung vào sân đấu.
Vì tính chất độc đáo nên Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm thu hút hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương.
Năm 2022, Lễ hội vật cầu nước làng Vân được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ hội vật cầu nước làng Vân năm 2024:
Hàng nghìn du khách khắp nơi đổ về dự Lễ hội. |
Múa lân trước khi diễn ra trận đấu. |
Quả cầu làm bằng gỗ được đặt ở vị trí trang trọng. |
Các quân cầu ra mắt khán giả. |
Các quân cầu thực hiện nghi thức tế Đức Thánh Tam Giang. |
Nghi lễ vật thờ trước khi thi đấu. |
Quả cầu được đưa ra vị trí thi đấu. |
Quân cầu và khán giả đều lấm lem bùn đất. |
Hình tượng mang tính cầu mùa, cầu hòa thuận - nét đẹp đặc sắc trong Lễ hội vật cầu nước làng Vân. Ảnh: Hoàng Tuấn |
Phụ nữ gánh nước từ sông Cầu bổ sung vào sân đấu. |
Trẻ em cũng đi cổ vũ. |
Niềm vui vỡ òa. Ảnh: Hoàng Tuấn. |
Theo Báo BGĐT
Các tin khác
Ngày 3/12, hãng tin BBC (Anh) đã công bố danh sách “100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024”, vinh danh những người phụ nữ xuất sắc, những cá nhân đã không ngừng vượt qua thử thách và cống hiến để làm thay đổi thế giới. Nữ đạo diễn Xuân Phượng, 95 tuổi, nằm trong số những gương mặt truyền cảm hứng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ ngày 23/12.
Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng, trình diễn đặc sắc, kết hợp các phóng sự linh kiện, Chương trình “Ánh sao người lính” mang lại cảm xúc hào hùng, tự hào và tôn vinh sức mạnh chính trị-tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam.