Tránh đầu tư dàn trải về văn hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2024 | 2:10:41 PM

Chính phủ đề xuất tổng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là 256.250 tỉ đồng, cao hơn gấp 14 lần so với giai đoạn 2011 - 2020

Toàn cảnh phiên họp sáng 20/6. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp sáng 20/6. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Ngày 19-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Các đại biểu (ĐB) QH đều nhất trí về sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, cho rằng chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Góp ý về chương trình, đa số ý kiến ĐBQH đề nghị cần rà soát nội dung, bảo đảm đồng bộ, khả thi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách.

ĐB Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) nhận thấy ở mỗi nội dung thành phần có nhiều chỉ tiêu cụ thể được lượng hóa, song chưa được thuyết minh cụ thể về cơ sở khoa học thực tiễn để xác định số lượng chỉ tiêu lớn. Một số chỉ tiêu còn cao so với thực tế và chưa phù hợp. Nhiều nhiệm vụ cụ thể, nội dung thành phần còn dàn trải, mang tính mục tiêu nhiều hơn và nhiều nội dung chưa thiết kế hợp lý.

Do đó, ĐB đề nghị cần nghiên cứu tính khả thi, tránh việc hô hào nhưng vướng mắc trong quá trình thực hiện.

ĐB Nguyễn Thị Lệ (đoàn TP HCM) lưu ý về quy mô và phạm vi chương trình có thực hiện ở nước ngoài và chương trình xây dựng theo các nhóm nội dung thành phần chưa có danh mục dự án. Từ đó, ĐB Lệ đề nghị cần tuân thủ quy định pháp luật đầu tư công để thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) đề nghị cần nghiên cứu tính khả thi của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035Ảnh: LÂM HIỂN

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) đề nghị cần nghiên cứu tính khả thi của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 Ảnh: LÂM HIỂN

Với 7 mục tiêu tổng quát, 18 nhóm mục tiêu cụ thể cho 2 giai đoạn, 10 nội dung thành phần với 153 chỉ tiêu chi tiết và 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết, ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng với "một rừng" các chỉ tiêu và nhiệm vụ như vậy, cần đánh giá rõ nhiệm vụ nào cần ưu tiên, nhiệm vụ nào là trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Ông An đề nghị chương trình cần phải bám sát quy định của Luật Đầu tư công và đúng ý nghĩa của chương trình để đưa ra những quyết định cho phù hợp.

Cùng quan điểm và lưu ý tính khả thi, hợp lý của các mục tiêu, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) góp ý: Sau khi rà soát, cần thu hẹp mục tiêu để tránh dàn trải. ĐB Mai dẫn tờ trình của Chính phủ có đề xuất tổng nguồn lực cho cả giai đoạn là 256.250 tỉ đồng, nói rằng đây là con số rất lớn, cao hơn gấp 14 lần so với số thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020 và về căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn là chưa đầy đủ. Theo bà Mai, hiện chúng ta chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa có kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, chưa có tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn, vì thế đề xuất số tiền lớn như trên là chưa phù hợp với Luật Đầu tư công.

Cũng trong ngày 19-6, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình tóm tắt dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.

Thẩm tra dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị ban soạn thảo tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở sản xuất - kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu quy định yêu cầu, điều kiện về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng loại hình cơ sở trên từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất - kinh doanh.

Dự kiến hôm nay (20-6), QH thảo luận ở hội trường về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; thảo luận ở tổ về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, dự án Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn. 


Theo BGTV

Các tin khác
Nhà báo, nữ đạo diễn Xuân Phượng. Ảnh: bbc.co.uk

Ngày 3/12, hãng tin BBC (Anh) đã công bố danh sách “100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024”, vinh danh những người phụ nữ xuất sắc, những cá nhân đã không ngừng vượt qua thử thách và cống hiến để làm thay đổi thế giới. Nữ đạo diễn Xuân Phượng, 95 tuổi, nằm trong số những gương mặt truyền cảm hứng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

Chương trình

Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ ngày 23/12.

Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.

Ca khúc Lá cờ Đảng của nhạc sĩ Văn An do tốp nam và dàn hợp xướng trình bày. Ảnh: hanoimoi.vn

Với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng, trình diễn đặc sắc, kết hợp các phóng sự linh kiện, Chương trình “Ánh sao người lính” mang lại cảm xúc hào hùng, tự hào và tôn vinh sức mạnh chính trị-tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự