Hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt bàn về trí tuệ nhân tạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/10/2024 | 2:27:29 PM

Một loạt chủ đề đa dạng, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực xuất bản, sẽ thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả tại Hội chợ sách Frankfurt (Đức) - hội chợ sách lớn nhất thế giới tuần này.

Chính thức khai mạc ngày 16-10 và kéo dài 5 ngày tại Frankfurt, thành phố miền Tây nước Đức, hội chợ năm nay sẽ quy tụ khoảng 1.000 tác giả, nhà xuất bản và diễn giả tham gia khoảng 650 sự kiện trên 15 sân khấu.

Trong số những tên tuổi lớn tham dự hội chợ có tác giả, nhà sử học người Israel Yuval Noah Harari, nổi tiếng nhất với tác phẩm Sapiens: Lược sử loài người, nhà văn người Mỹ Anne Applebaum và tiểu thuyết gia người Anh gốc Thổ Nhĩ Kỳ Elif Shafak.

Hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt bàn về trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Hội chợ sách Frankfurt là hội chợ sách hằng năm lớn nhất thế giới

Tại hội chợ có một khu vực lớn trưng bày các tác phẩm văn học cho người mới trưởng thành, trong đó có một loạt tác phẩm lạ, hài hước được độc giả trẻ yêu thích, đơn cử như Romantasy (kết hợp giữa lãng mạn và giả tưởng).

Thể loại này đang ngày càng trở nên phổ biến, thường được thúc đẩy thông qua xu hướng truyền thông xã hội BookTok trên nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok, nơi các tác giả quảng bá tác phẩm của họ và độc giả có thể dễ dàng đưa ra ý kiến đánh giá.

Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo AI được lựa chọn là một chủ đề chính tại hội chợ năm nay.

Các tác giả, diễn giả sẽ tham dự nhiều cuộc tọa đàm và thảo luận nhóm dành riêng cho chủ đề này vì ngày càng nhiều ý kiến lo ngại về việc các cuốn sách do máy tính kém chất lượng tạo ra đang tràn ngập thị trường và khả năng vi phạm bản quyền.

Các tác giả hàng đầu, bao gồm John Grisham và Jodi Picoult, gần đây đã có hành động pháp lý cáo buộc Công ty OpenAI (Mỹ) sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của họ để đào tạo chatbot đình đám ChatGPT của công ty này.

Mặc dù vậy, không phải mọi điều đều tiêu cực. Những người trong ngành xuất bản hy vọng rằng AI có thể cải thiện hiệu quả cho các nhà xuất bản và cũng có thể có lợi trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực xuất bản phẩm khoa học và nghiên cứu.

Ngoài ra, một điểm nhấn hằng năm tại Hội chợ sách Frankfurt là việc trao giải thưởng danh giá Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức dành cho những người có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật nhằm thực hiện lý tưởng hòa bình.

Giải thưởng năm nay sẽ thuộc về nữ nhà báo Anne Applebaum, kiêm sử gia người Mỹ gốc Ba Lan với cuốn sách mới nhất Autocracy Inc.

Theo BGTV

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ Khai mạc Tuần phim vào hồi 19 giờ ngày 2/12/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân và trình chiếu tám bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự