Du lịch thế giới năm 2024 bùng nổ doanh thu, phục hồi ngoạn mục
- Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2024 | 8:53:03 AM
Ngành du lịch toàn cầu ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong năm 2024, với doanh thu tại nhiều quốc gia tăng trưởng hai chữ số và lượng khách quốc tế đạt 98% so với trước đại dịch, theo Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism).
Du lịch ở Serbia tăng trưởng ngoạn mục với 2 con số - Ảnh: serbia.travel
|
Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, khoảng 1,1 tỷ lượt khách đã đi du lịch quốc tế, phản ánh tỷ lệ phục hồi gần như hoàn toàn của ngành. Lượng chi tiêu cho du lịch cũng tăng nhanh hơn so với số lượng khách, minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế du lịch toàn cầu.
Tổng thư ký UN Tourism, ông Zurab Pololikashvili, nhận định: "Doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ là tin tức tuyệt vời cho các nền kinh tế thế giới".
Báo cáo của UN Tourism cho biết, trong số 43 quốc gia công bố số liệu doanh thu, 35 nước đã vượt qua mức doanh thu của năm 2019, thậm chí đạt mức tăng trưởng vượt hai chữ số sau khi điều chỉnh lạm phát.
Serbia dẫn đầu với mức tăng 99%, tiếp theo là Pakistan (+64%), Romania (+61%), Nhật Bản (+59%), và Bồ Đào Nha (+51%). Mỹ, thị trường có nguồn thu du lịch lớn nhất thế giới, cũng ghi nhận mức tăng trưởng 7%.
Đặc biệt, Ấn Độ trở thành thị trường chi tiêu mạnh mẽ nhất, với mức tăng 81% so với 2019, nhờ nhu cầu du lịch quốc tế tăng cao.
Khu vực Trung Đông tiếp tục đạt mức tăng trưởng kỷ lục với lượng khách quốc tế tăng 29% so với năm 2019 trong ba quý đầu năm, trong khi châu Âu và châu Phi ghi nhận mức tăng lần lượt 1% và 6%.
Các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương, dù vẫn ở mức 85% so với trước dịch, đã có sự bứt phá đáng kể với mức tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2023.
Một số điểm đến nổi bật có mức tăng trưởng vượt trội về lượng khách quốc tế gồm Qatar (+141%), Albania (+77%), Saudi Arabia (+61%), và Tanzania (+43%).
Theo đánh giá của UN Tourism, dù ngành du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, các thách thức vẫn hiện diện, bao gồm lạm phát chi phí du lịch, giá dầu biến động, khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu hụt nhân sự. Các cuộc xung đột địa chính trị cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của du khách.
Bên cạnh đó, một số khu vực như Đông Bắc Á, Trung Âu và Đông Âu vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để thúc đẩy phục hồi vào năm tới.
Sau 4 năm kể từ đại dịch, ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến những bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi. Với nhu cầu du lịch tăng mạnh, kết nối hàng không mở rộng, cùng các chính sách hỗ trợ như nới lỏng visa, năm 2024 đã trở thành dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò của du lịch như một động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Các tin khác
Sau hơn 6 tháng khởi động, sự kiện HOTLIST 2024 - dự án tôn vinh những thương hiệu, cá nhân có đóng góp nổi bật vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam vừa chính thức khép lại, với nhiều hạng mục tìm được chủ nhân xứng đáng và chuỗi hoạt động sôi nổi, hiệu quả.
Ngày 23/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Triển lãm ảnh “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sự kiện mang đến những hình ảnh đẹp về đất nước, con người và những thành tựu phát triển của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đặc biệt là nhân dân Thái Lan và bà con kiều bào.
Dù năm 2024 chưa khép lại nhưng những con số thống kê ấn tượng cho thấy, đây là năm khởi sắc của ngành du lịch, khẳng định sự phục hồi và bứt phá mạnh mẽ, hứa hẹn bùng nổ của ngành công nghiệp không khói này trong năm 2025.
Việt Nam đứng thứ 36 trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới còn Hy Lạp là nơi đẹp nhất 2024, trên tổng 89 điểm đến.