Bắc Giang: Liên hoan "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt"

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/2/2025 | 8:04:17 AM

Tối 10/2 (13 tháng Giêng), tại Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức khai mạc Liên hoan “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025.

Nghệ nhân biểu diễn các giá đồng.
Nghệ nhân biểu diễn các giá đồng.

Đây là hoạt động trong chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2025. Dự khai mạc có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch và khai hội xuân Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang năm 2025; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Lục Nam cùng đông đảo người dân và du khách.

Đồng chí Mai Sơn cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng các nghệ nhân, thanh đồng.


Tham dự liên hoan có 10 nghệ nhân, thanh đồng đến từ các huyện, TX, TP thuộc tỉnh Bắc Giang gồm: Lục Nam, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Ngạn, Yên Thế, TX Chũ, TX Việt Yên, TP Bắc Giang và 7 nghệ nhân, thanh đồng đến từ các tỉnh: Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Nam.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận năm 2016. Di sản này thể hiện rất rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa, ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc.

Tiết mục thực hành di sản của thanh đồng Nguyễn Thị Năm (Lục Nam) với giá Quan Hoàng Mười.

Liên hoan là hoạt động thiết thực về thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cũng là dịp để những người thực hành tín ngưỡng (nghệ nhân, thanh đồng, cung văn) có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa trong đời sống đương đại.

Liên hoan thu hút đông đảo người dân đến xem.

Tại liên hoan, mỗi thanh đồng thực hành từ 2-3 giá hầu đồng, đồng thời tự trang bị khăn áo theo lối truyền thống và mang theo đạo cụ để thực hành di sản. Thời gian biểu diễn không quá 45 phút.

Ban Tổ chức cũng sắp xếp một đội cung văn và hầu dâng để phục vụ liên hoan. Cung văn hát dâng văn theo lối hát cổ, truyền thống. Đối với nhạc công sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống như: Đàn nguyệt, trống, phách, sáo, nhị …

Tiết mục thực hành di sản của Nghệ nhân Ưu tú Vũ Thanh Bình (tỉnh Nam Định) với giá Quan lớn Đệ Tam.

Liên hoan diễn ra từ tối 10/2 đến hết ngày 11/2/2025.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác

Top 5 đề cử chính thức của Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 năm 2025.

Rước Kiệu ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường.

Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng.

Tiết mục ngâm thơ của nhà văn Trầm Hương tại chương trình. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Ngày thơ Việt Nam được tổ chức sôi nổi ở nhiều nơi trong cả nước nhằm tôn vinh những thi sĩ nổi tiếng cũng như những áng thơ văn bất hủ.

Các đoàn rước trong lễ hội mở cửa rừng xã Hương Sơn từ đền Cổ Ngựa đến đền Bà Chúa Then. Ảnh tư liệu.

Do nằm ở vị trí “cửa ngõ” trên đường thiên lý từ Thăng Long đến Ải Nam Quan nên tại xã Hương Sơn (Lạng Giang) xưa kia từng diễn ra nhiều trận đánh của quân và dân ta chống giặc ngoại xâm. Có lẽ vì thế, nơi đây có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa tâm linh. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức mở hội, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mọi nhà yên vui.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự