Ngày 16/12, công bố kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024
- Cập nhật: Thứ bảy, 14/12/2024 | 10:34:46 AM
Ngày 16/12, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.
![]() |
Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí được đo lường dựa trên Bộ Chỉ số đánh giá gồm 5 trụ cột và 42 tiêu chí.
|
Ngày 24/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1827/QĐ-BTTTT thay thế Quyết định số 951/QĐ-BTTTT ngày 02/6/2023 về Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí làm thước đo, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các cơ quan báo chí trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2024 ghi nhận 351 cơ quan báo chí tham gia chương trình Tập huấn, hướng dẫn cơ quan báo chí thực hiện đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số do Trung tâm Hỗ trợ Chuyển đổi số báo chí tổ chức trực tiếp và trực tuyến ngày 30-31/10/2024.
Trong đó, có 339 cơ quan báo chí hoàn thành bài thực hành đạt yêu cầu của chương trình và được cấp tài khoản chính thức trên cổng thông tin của Trung tâm tại địa chỉ https://pdt.gov.vn để thực hiện đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của đơn vị, bắt đầu từ ngày 1/11/2024 đến ngày 15/11/2024.
Số liệu được sử dụng nhập liệu để đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 là số liệu thực tế của đơn vị tính từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/10/2024; các tài liệu kiểm chứng cho mỗi tiêu chí được chọn phải có giá trị hiệu lực đến thời điểm công bố kết quả xếp hạng năm 2024.
Tổng điểm đánh giá đạt tối đa là 100 điểm, trong đó thang điểm tối đa của các trụ cột là: Chiến lược: 18 điểm; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin: 24 điểm; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn: 20 điểm; Độc giả, khán giả, thính giả: 23 điểm; và Mức độ ứng dụng công nghệ số: 15 điểm.
Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 5 trụ cột và được xếp theo 5 mức: Mức 1: dưới 50 điểm - ở mức yếu; mức 2: từ 50 đến dưới 60 điểm - ở mức trung bình; mức 3: từ 60 đến dưới 75 điểm - ở mức khá; mức 4: từ 75 đến dưới 90 điểm - ở mức tốt; mức 5: từ 90 điểm trở lên - ở mức xuất sắc.
![]() |
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. |
Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vừa qua, khi đánh giá mức độ trưởng thành về chuyển đổi số báo chí, kết quả cho thấy các đài phát thanh và truyền hình chuyển đổi số tốt hơn. Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo một số doanh nghiệp công nghệ số trong ngành hỗ trợ chuyển đổi số một số cơ quan báo chí để làm mẫu và sau đó phổ cập ra các cơ quan báo chí còn lại.
Kết quả tỷ lệ xếp hạng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2023 cho thấy chỉ có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc, 8,06% đạt mức tốt, 13,19% đạt mức khá, 12,09% đạt mức trung bình và 63% đạt mức yếu. Trong đó mức xuất sắc khối báo chí trung ương chiếm tỷ lệ cao nhất với 50%, khối đài 40% và khối địa phương chiếm 10%. Riêng mức yếu, cao nhất thuộc về khối tạp chí khoa học chiếm 45,35%, khối trung ương 31,82%, khối địa phương 17,44% và khối đài 12,79%.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.