Đổi mới tư duy, cách làm trong công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam
- Cập nhật: Thứ năm, 19/12/2024 | 10:25:48 PM
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền tổ chức hội thảo khoa học “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024), thảo luận những giải pháp, cách thức để thúc đẩy công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người trong bối cảnh hiện nay.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)
|
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nhân quyền Chính phủ nhấn mạnh, công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua, với sự chỉ đạo và tham gia của cả hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, bên cạnh các kết quả tích cực, công tác này hiện đang đối diện với nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những cách làm mới để nâng cao hiệu quả truyền thông.
Thứ trưởng khẳng định, để công tác truyền thông đối ngoại đạt hiệu quả cao, cần phải có những hình thức tuyên truyền sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng nhấn mạnh, công tác thông tin đối ngoại về quyền con người cần được xem là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, yêu cầu sự đồng bộ trong nhận thức và hành động của các cơ quan chức năng, đặc biệt là trong việc đổi mới tư duy và phương thức triển khai.
Cần phải bảo đảm sự thống nhất giữa các cấp, từ Trung ương đến địa phương trong việc tuyên truyền và cung cấp thông tin về quyền con người, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong các hoạt động đối ngoại.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền Chính phủ, Phó Tổng Biên tập Tạp chí nhân quyền Việt Nam khẳng định, trong bối cảnh các thế lực thù địch, cực đoan đang triệt để chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, thông tin đối ngoại đóng vai trò rất quan trọng, giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ quan điểm, chủ trương, chính sách, thành tựu của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người, đồng thời đấu tranh, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc, tranh thủ sự ủng hộ đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Bà Hương cũng nhấn mạnh, công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có sự đổi mới về cả nội dung và phương thức, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.